Vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế hằng ngày, bạn biết gì về ông tổ của chiếc khẩu trang

Vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế hằng ngày, bạn biết gì về ông tổ của chiếc khẩu trang

Với những người trong lĩnh vực sản xuất trang thiết bị y tế, có lẽ đã rất quen thuộc với chiếc khẩu trang hoặc ngay cả những người hằng ngày đeo khẩu trang khi ra đường cũng đã quen với việc dùng khẩu trang để tránh khỏi những ảnh hưởng của môi trường khói bụi,...

Nhưng khi có bao giờ bạn tự hỏi những chiếc khẩu trang này có nguồn gốc từ đâu và sự hình thành của chúng như thế nào? Hôm nay CDEXIM sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về chúng để hằng ngày khi chúng ta vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế sẽ biết được tại sao chúng ta lại có khẩu trang như ngày nay.

có bao giờ bạn tự hỏi những chiếc khẩu trang này có nguồn gốc từ đâu

 

Nguồn gốc ra đời khẩu trang y tế?

Theo vào những ghi chép của nhà thám hiểm người Italy là Marco Polo, khi đến Trung Quốc hồi thế kỷ 13 rồi khi được một vị quan lớn nhà Nguyên mời dự yến tiệc, Marco Polo thấy những người hầu đều đeo quanh miệng một mảnh vải lụa mà theo giải thích của những người này là nhằm ngăn không cho hơi thở và nước miếng văng vào thức ăn.

Tuy nhiên, những miếng lụa này chỉ xuất hiện ở những nơi quyền quý, và hoàn toàn không có mục đích phòng ngừa bệnh tật trong thời gian đó

Phải chăng hình thức nguyên thuỷ của khẩu trang y tế ra đời từ đây?

Năm 1619, khi bệnh dịch hạch giết chết gần 500,000 người ở Pháp, Italy, Đức vàTây Ban Nha....y học chưa thể giải đáp, các bác sĩ khi đó chỉ biết rằng dịch hạch phát xuất từ loài chuột đen.

Vì thế, người ta gọi nó là "cái chết đen".

Tại thời điểm "cái chết đen" khởi phát, bác sĩ Charles de Lorme làm việc tại Bệnh viện St Louis, Paris, Pháp đã tìm ra cách ngăn mùi tử khí của người chết bằng những thanh gỗ thông vót mỏng ghép lại, uốn thành hình cái mỏ của một con chim.

Vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế hằng ngày, bạn biết gì về ông tổ của chiếc khẩu trang

 

Bên ngoài mỏ, Charles de Lorme đã bọc vải lanh rồi cho vào trong mỏ một số thảo mộc tỏa ra mùi thơm. Khi tiến hành phẫu thuật tử thi, các bác sĩ đeo khẩu trang "mỏ chim" cùng với một cặp kính, gọng làm bằng đồng rồi mặc một chiếc áo choàng dài tới gót chân, có mũ trùm kín đầu.

Những tưởng dịch bệnh không lây lan nhưng bác sĩ mổ tử thi khi ấy đã không mang găng tay, áo choàng khiến kí sinh những con bọ chét tìm đủ mọi cách để bám vào và một cái kết đau lòng khác xảy ra. Chiếc khẩu trang "mỏ chim" cũng vì thế mà lặng lẽ biến mất.

Đến đầu thế kỷ 17, bác sĩ Collin Mayer, người Mỹ, làm việc tại bệnh viện St George, bang Alabama, ông nghĩ ra một loại khẩu trang khác khi dịch thuỷ đậu hoành hành.

Vì thế, ông may một cái túi bằng vải, có khoét 2 lỗ cho 2 con mắt. Mỗi khi thăm khám, ông trùm cái "khẩu trang" này vào đầu cùng với một cặp kính. Kết quả là bác sĩ Collin không nhiễm bệnh.

Bước sang thế kỷ 19 - năm 1827 - Fernandez Carlos, bác sĩ người Tây Ban Nha thiết kế chiếc khẩu trang dựa theo hình dáng của tấm chàng mạng mà phụ nữ Arab dùng để che mặt. Đó là một miếng vải hình chữ nhật, ở phần trên có dây buộc vòng quanh đầu còn phần dưới may liền vào áo choàng.

Năm 1897, phát triển từ mẫu khẩu trang của bác sĩ Fernandez Carlos, nhà vi khuẩn học người Đức là Carl Flugge và bác sĩ phẫu thuật người Pháp Paul Berger thay miếng vải bằng miếng băng gạc hình chữ nhật với 6 lớp.

Năm 1899, chiếc khẩu trang tiến thêm một bước nhưng lần này đơn giản hơn: Mỗi khi khám bệnh, các bác sĩ người Mỹ dùng một miếng băng gạc dài khoảng 40cm, ngang 10cm, chính giữa có thêm 4 lớp gạc, cuốn quanh miệng và mũi rồi buộc lại ở phía sau gáy.

Vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế hằng ngày, bạn biết gì về ông tổ của chiếc khẩu trang

 

Thế kỷ 19, các bác sĩ Anh quốc chế ra loại khẩu trang chỉ che kín phần miệng hoặc mũi. Nó gồm một cuộn băng gạc, buộc túm 2 đầu rồi buộc dây vòng qua gáy.

Tất cả mọi người dù nhiễm bệnh hay không, mỗi khi ra đường đều phải đeo. Đó cũng là chiếc khẩu trang phổ thông đại chúng đầu tiên. 

Khẩu trang che mũi phổ biến trong năm 1919

 

Lúc bấy giờ, khẩu trang may bằng hai lớp vải cotton, còn màu sắc thì tùy theo ý thích của người dùng. Nó được phủ một lớp hồ ở mặt ngoài để tạo hình chóp nón và có độ cứng. Những dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế lúc đó sẽ làm ra loại khẩu trang có 4 sợi dây ở 2 bên để đeo vòng qua tai.

Năm 1930, khi ngành nhựa phát triển, khẩu trang được làm bằng nhựa trong. Suốt một thập niên, ngoài những người ở ngành y thì loại khẩu trang này rất phổ biến trong giới đi xe phân khối lớn. Nó vừa ngăn được bụi, lại vừa không làm giảm tầm nhìn, dễ dàng chùi rửa nhưng đeo vào chỉ khoảng 15 phút, người đeo sẽ thấy khó thở vì nó quá kín.

Khi Thế chiến II bùng nổ, khẩu trang phổ biến đến nỗi ở London, Anh quốc, cứ 3 người thì có 1 người đeo khẩu trang khi ra đường. Do bị máy bay Đức Quốc xã ném bom, người dân London đeo khẩu trang vừa để ngừa bụi bốc ra từ những căn nhà bị trúng bom, vừa để giảm bớt cái mùi hôi thối của những tử thi chôn vùi trong những đống đổ nát.

Lúc ấy, nó được may 2 lớp bằng vải bông. Riêng quân đội Mỹ, khẩu trang y tế may 4 lớp với 4 loại vải khác nhau, gồm lụa, lanh, gai và cotton.

Năm 1947, vải không dệt ra đời. Từ loại vải không dệt này, chiếc khẩu trang y tế có cấu tạo và hình dạng như ngày nay.

Hiện tại, với những dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế hiện đại, có khá nhiều loại khẩu trang đang lưu hành khắp nơi trên  thế giới, từ loại kháng virus, kháng khuẩn, kháng bụi đến loại kháng bụi mịn và thậm chí kháng cả bụi phóng xạ, hầu hết được làm từ vải không dệt.

Đối với loại khẩu trang y tế, thay vì chỉ dùng 1 lần theo khuyến cáo thì nhiều người dùng đi dùng lại nhiều lần, sau mỗi lần dùng lại treo trên móc xe, hoặc bỏ vào túi quần, áo, bỏ trong túi xách nên điều này đã góp phần làm lây lan dịch bệnh.

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM bạn có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0986.329.696 - 0936.991.981

CTY CD EXIM | Dây Chuyền - Thiết Bị Sản Xuất Khẩu Trang Y Tế

Nguồn nội dung: Tổng hợp

back-to-top.png