Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 29/12/2020

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 29/12/2020

CDEXIM tổng hơp Tin tức liên quan đến Khẩu trang Y tế ngày 29/12/2020, giúp các bạn có những thông tin mới nhất và chính xác nhất từ các nguồn thông tin uy tín

>>> Có thể bạn quan tâm: Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động KZ0101 [130 cái/phút]


1. Việt Nam:  thêm 10 ca mắc Covid-19, trong đó có nam thanh niên ở TP.HCM nhập cảnh trái phép

Chiều 28/12, Việt Nam ghi nhận thêm 10 ca mắc Covid-19, trong đó có nam thanh niên ở TP.HCM nhập cảnh trái phép cùng bệnh nhân 1440. 

Bộ Y tế cho biết, 10 ca mắc Covid-19 được công bố chiều nay đều là các ca nhập cảnh. Cụ thể:

  1. Bệnh nhân 1442 là nam, 39 tuổi, có địa chỉ tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
  2. Bệnh nhân 1443 là nam, 49 tuổi, có địa chỉ tại quận Ba Đình, Hà Nội.
  3. Bệnh nhân 1444 là nam, 50 tuổi, có địa chỉ tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
  4. Bệnh nhân 1445 là nam, 37 tuổi, có địa chỉ tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
  5. Bệnh nhân 1446 là nam, 26 tuổi, có địa chỉ tại TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
  6. Bệnh nhân 1447 là nam, 56 tuổi, có địa chỉ tại quận Đống Đa, Hà Nội .
  7. Bệnh nhân 1448 là nam, 30 tuổi, có địa chỉ tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
  8. Bệnh nhân 1449 là nam, 37 tuổi, có địa chỉ tại quận Hà Đông, Hà Nội .
  9. Bệnh nhân 1450 là nữ, 29 tuổi, có địa chỉ tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
  10. Bệnh nhân 1451 là nam, 23 tuổi, có địa chỉ tại Quận 5, TP. HCM. Đây là trường hợp từ Myanmar nhập cảnh trái phép qua đường bộ vào Tây Ninh (cùng bệnh nhân 1440), sau đó về TP. HCM. Kết quả xét nghiệm ngày 27/12 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.

Ngay trong sáng nay, một phần chung cư Sư Vạn Hạnh tại phường 9, quận 5, TP.HCM đã được phong toả do liên quan đến ca bệnh 1451. 

Một phần chung cư Sư Vạn Hạnh đang bị phong toả 

Như vậy đến chiều 28/12, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 1.451 ca mắc Covid-19, trong đó có 693 ca mắc trong nước, 35 ca tử vong.

Trong hôm nay, các cơ sở y tế thông báo có thêm 15 bệnh nhân khỏi bệnh, nâng tổng số ca điều trị khỏi lên 1.318 ca.

Các địa phương đang còn cách ly, theo dõi sức khoẻ hơn 17.000 người, trong đó cách ly tại bệnh viện 163 ca, cách ly tập trung 16.000 người, số còn lại cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà.

Trên thế giới, trong 24 giờ qua ghi nhận thêm 410.000 ca mắc và hơn 7.000 ca tử vong, nâng tổng số mắc toàn cầu lên trên 81 triệu và hơn 1,77 triệu ca tử vong.

Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca mắc với trên 19,5 triệu ca, vị trí thứ hai là Ấn Độ hơn 10 triệu ca, thứ ba là Brazil gần 7,5 triệu ca.

Vietnamnet

 

2. Thái Lan: Làn sóng Covid-19 nghi từ người nhập cư trái phép

Trung tâm Quản lý Tình hình Covid-19 Thái Lan (CCSA) nhìn nhận đợt bùng phát hiện nay nghiêm trọng hơn so với đầu năm, do người nhập cư bất hợp pháp.

Taweesilp Visanuyothin, phát ngôn viên CCSA, cho biết chỉ trong thời gian ngắn số ca nhiễm nCoV đã tăng hơn 1.000. Đây là dấu hiệu cho thấy virus lây lan nghiêm trọng so với đợt dịch bùng phát đầu năm.

Sáng 28/12, nước này ghi nhận thêm 144 ca Covid-19 mới, bao gồm 115 người bản địa, 14 lao động nhập cư, 15 người nhập cảnh, nâng tổng số ca nhiễm lên 6.285.

Lao động nhập cư ở chợ tôm tại tỉnh Samut Sakhon làm thủ tục xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Reuters

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul cách ly tại nhà 14 ngày sau cuộc họp với thống đốc Samut Sakhon, người có kết quả dương tính với nCoV.

Hồi đầu tháng 12, Thái Lan ghi nhận 4.008 ca nhiễm và 60 ca tử vong. Hầu hết ca nhiễm mới ở Thái Lan đều là người nhập cảnh, đã được cách ly.

Quá trình truy vết dịch tễ và xét nghiệm hàng loạt liên quan ổ dịch chợ tôm tại tỉnh Samut Sakhon từ ngày 17/12 đến nay đã phát hiện hơn 800 ca mới. Các ca nhiễm liên quan chợ tôm Talad Klang Kung, lan sang 38 tỉnh thành khác.

Hôm 21/12, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha tuyên bố đợt bùng phát mới tại quốc gia, khiến ca Covid-19 tăng kỷ lục, là do các nhà máy sử dụng lao động nhập cư bất hợp pháp. Ông Prayut cáo buộc họ là những người đã vượt biên trái phép qua biên giới Myanmar - Thái Lan. Thủ tướng cảnh báo "những ai có hành vi sai trái, bao gồm cả các quan chức chính phủ, sẽ phải đối mặt với các cáo buộc pháp lý".

Biên giới giữa Myanmar và Thái Lan dài khoảng 2.400 km. Dịch bệnh tại Myanmar diễn biến trầm trọng từ tháng 8. Ngày 26/12, tổng số ca nhiễm nCoV tại Myanmar là 15.581, nhiều hơn gấp đôi so với Thái Lan (6.285 ca).

Chính quyền Thái Lan nghi ngờ những người vượt biên trái phép từ Myanmar, bao gồm người Myanmar và cả người Thái Lan, đã đem theo mầm bệnh.

Hôm 27/12, ngoài ổ dịch chợ tôm, Thái Lan ghi nhận 85 ca nhiễm liên quan tụ điểm cờ bạc bất hợp pháp ở tỉnh Rayong, cách thủ đô Bangkok 180 km về phía đông nam.

Trước đó một ngày, ổ dịch khác gồm 19 người là thành viên của một câu lạc bộ xe máy được ghi nhận tại tỉnh Krabi. Người đầu tiên nhiễm virus rồi lây cho cả câu lạc bộ, được cho là đã tới Samut Sakhon - vùng dịch lớn nhất Thái Lan hiện nay.

Trước diễn biến mới, tiến sĩ Taweesilp Visanuyothin cho rằng các quan chức y tế đã có sự chuẩn bị và kinh nghiệm tốt hơn so với đợt dịch đầu tiên.

Ông Taweesilp nói: "Việc tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh phụ thuộc vào mức độ hợp tác của cộng đồng. Nếu người dân đồng lòng tuân thủ thì việc thực thi biện pháp hà khắc sẽ không cần thiết, các lệnh phong tỏa hay giới nghiêm không bắt buộc ban hành. Chính phủ không muốn áp đặt các hạn chế".

Nguyễn Ngọc (Theo Bangkok Post)

 

3. Đông Nam Á hối hả tìm mua vắc xin COVID-19

Trước tình hình COVID-19 chưa có dấu hiệu dừng lại tại Đông Nam Á, các quốc gia ở khu vực này đang hối hả đặt mua và lên kế hoạch tiêm chủng vắc xin trong những tháng đầu năm 2021.

Một phụ nữ dự lễ Giáng sinh tại nhà thờ Manila ở Manila, Philippines hôm 24-12 - Ảnh: Reuters

* Singapore: Theo Đài NHK, chính quyền Singapore cho biết vắc xin COVID-19 họ đặt mua của hai hãng Pfizer và BioNTech đã được chuyển tới Singapore và nước này dự kiến tiêm cho dân từ đầu tháng 1-2021. Theo lộ trình, Singapore hi vọng sẽ có được đủ số liều, trong đó bao gồm cả vắc xin phát triển nội địa, đảm bảo tới cuối năm 2021 toàn bộ cư dân được chủng ngừa virus corona.

* Indonesia: Chính quyền Indonesia đang cân nhắc việc có nên cấp phép dùng trong tình huống khẩn cấp với khoảng 155 triệu liều vắc xin COVID-19 họ mua của hãng dược Trung Quốc Sinovac hay không.

* Thái Lan: Trong khi vẫn tiếp tục tự phát triển vắc xin COVID-19, Thái Lan đang đàm phán với mọi hãng dược hiện đã có vắc xin tiềm năng để đặt mua số liều đủ tiêm cho một nửa số dân. Cho tới nay, Thái Lan vẫn chưa chính thức cấp phép (dù là sử dụng khẩn cấp) với bất cứ loại vắc xin nào, mặc dù đã ký thỏa thuận đặt mua trước với Hãng AstraZeneca. 

Ngày 27-12, một bệnh viện tư ở Thái Lan đã được lệnh từ chính quyền phải dừng ngay hoạt động quảng cáo bán vắc xin COVID-19 của hãng Moderna tại đây.

* Malaysia: Quốc gia này cũng đang đàm phán mua vắc xin. Nếu suôn sẻ, nước này dự kiến có đủ số liều vắc xin tiêm cho 70% dân số.

* Myanmar: Myanmar dự kiến chỉ mua được số vắc xin đủ tiêm cho 20% dân số. Cùng với Philippines, nước này đang cố gắng tìm cơ hội mua vắc xin COVID-19 thông qua sáng kiến COVAX của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tuy nhiên, cơ chế này cũng chỉ giúp các nước mua được một lượng vắc xin đủ tiêm cho một phần dân số nhất định.

* Philippines: Theo Hãng tin Reuters, nước này đang trong quá trình đàm phán để đặt mua 80 triệu liều vắc xin từ các hãng dược và đang xem xét cấp phép dùng khẩn cấp với vắc xin của Pfizer (Mỹ). Tuy nhiên cho tới cuối năm nay, Philippines dự kiến chỉ có thể đặt mua được khoảng 3% nhu cầu và đến tháng 5-2021 mới có thể triển khai những mũi tiêm đầu tiên.

Tuổi Trẻ Online

 

4. Hoa Kỳ: Cứ 17 người có một người nhiễm nCoV

Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, cứ 17 người có một người nhiễm nCoV, cứ 1.000 người có một tử vong do Covid-19, trong năm 2020.

Tính đến ngày 27/12, tổng số người chết do Covid-19 tại Mỹ là 340.952. Hơn 19 triệu người mắc Covid-19, đưa Mỹ trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới, lớn hơn cả số ca nhiễm tại quốc gia đứng thứ hai (Ấn Độ) và thứ ba (Brazil) cộng lại, thống kê của Đại học Johns Hopkins.

Carolina, người duy nhất trong gia đình được cận kề cha mình, ông Jose Garcia,trước khi ông mất do Covid-19.
Ảnh: USA Today.

Hai tuần qua là những ngày tồi tệ nhất trong năm, khi mỗi ngày số ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ xấp xỉ 2.300, nhập viện khoảng 120.000 người.

Dịch bệnh đang diễn biến xấu hơn tại California. Trong 7 ngày từ 15 đến 22/12, bang này tăng thêm 300.000 ca, trong đó tăng cao tại 3 thành phố Los Angeles, San Diego và Fresno. Phòng cấp cứu tại các bệnh viện Los Angeles hết giường, bệnh nhân phải nằm ở hành lang, các lều dã chiến được dựng lên vội vã.

Trong bối cảnh đó, hàng triệu người Mỹ vẫn di chuyển các nơi vào dịp cuối năm. Đêm Giáng sinh, 1.191.123 người lên máy bay - mức cao kỷ lục từ tháng 3, theo Cục An ninh Vận tải (TSA). Từ ngày 18 đến 20/12, hơn 5 triệu người đã làm thủ tục tại các sân bay, bất chấp khuyến cáo "ở nhà" của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).

Theo báo cáo từ Hiệp hội Ôtô Mỹ (AAA), khoảng 84,5 triệu người được dự đoán đi du lịch từ ngày 23/12 đến 3/1, ít hơn năm ngoái 29%.

Ý Nhi (Theo New York Times)

 

5. Những ngày đen tối của Anh

Hệ thống y tế Anh đang đối mặt với sự quá tải "chưa từng có" khi số bệnh nhân Covid-19 nhập viện cao kỷ lục, hơn 20.000.

Hôm 28/12, Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia NHS thông báo 20.426 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị, vượt qua con số kỷ lục 18.946 thiết lập hôm 12/4. Giới chức y tế Wales và Scotland cũng lo ngại sự quá tải sẽ đến trong những ngày tới.

 

Thủ tướng Boris Johnson công bố lệnh phong tỏa London và khu vực đông nam nước Anh,
dịp Giáng sinh, trong cuộc họp báo hôm 19/12.

Ảnh: AFP.

Anh đang là vùng dịch lớn thứ 6 thế giới, ghi nhận 41.385 ca nhiễm mới hôm 28/12, mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi đại dịch bùng phát. 357 người tử vong, nâng tổng số ca chết lên 71.109.

Tiến sĩ Yvonne Doyle, Giám đốc y tế của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), cho biết: "Mức độ lây nhiễm rất cao vào thời điểm các bệnh viện đang ở ngưỡng dễ bị tổn thương nhất, với số lượng bệnh nhân mới gia tăng ở nhiều vùng".

"Thực sự đáng lo ngại", bà nói.

Các nhà khoa học khuyến cáo Thủ tướng Boris Johnson thực hiện các biện pháp áp chế mạnh hơn những quy định áp dụng vào tháng 11, bao gồm đóng cửa các trường cấp 2, quán rượu và các cửa hàng không thiết yếu.

Trước đó, biện pháp tái phong tỏa toàn quốc được Anh áp dụng từ 0h ngày 5/11 đến hết ngày 2/12. Đây là một trong những lệnh giới hạn nghiêm ngặt nhất từ sau Thế chiến II, trong đó người dân được yêu cầu ở nhà và chỉ ra đường vì những lý do thiết yếu. Các cửa hàng thiết yếu và trường học vẫn được mở cửa. Hôm 19/12, London cùng phần lớn khu vực đông nam đất nước cũng bị phong tỏa trở lại với quy định cấm tụ tập quá ba gia đình vào dịp Giáng sinh.

Chủng nCoV mới phát hiện hôm 14/12, với 20 đột biến so với phiên bản gốc và có khả năng lây nhiễm cao hơn 70%, được cho là nguyên nhân gây nên tình trạng quá tải hiện nay.

8 nước châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới đã ghi nhận các ca nhiễm nCoV chủng mới đầu tiên từ Anh. Hơn 50 quốc gia cấm mọi chuyến bay hoặc siết chặt kiểm soát hành khách từ Anh nhằm hạn chế sự lây lan của biến chủng này.

Bảo Châu (Theo Guardian, Daily Mail)

 


Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

back-to-top.png