Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 23/12/2020

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 23/12/2020

CDEXIM tổng hơp Tin tức liên quan đến Khẩu trang Y tế ngày 23/12/2020, giúp các bạn có những thông tin mới nhất và chính xác nhất từ các nguồn thông tin uy tín

>>> Có thể bạn quan tâm: Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động KZ0101 [130 cái/phút]


1. Việt Nam: Có thêm 6 ca mắc Covid-19

Chiều 22/12, Việt Nam ghi nhận thêm 6 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc cả nước lên 1.420 trường hợp.

Cả 6 ca mắc mới được ghi nhận chiều nay đều là các ca nhập cảnh, được cách ly ngay tại Hà Nội (3 ca), Hưng Yên (2 ca) và Bình Dương (1 ca). Cụ thể:

Bệnh nhân 1415 là nam, 22 tuổi, trú tại Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Bệnh nhân 1416 là nam, 25 tuổi, có địa chỉ xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Bệnh nhân 1417 là nam, 23 tuổi, có địa chỉ tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.

Ngày 18/12, 3 bệnh nhân trên từ Ba Lan nhập cảnh sân bay Nội Bài trên chuyến bay CHVG9883, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Hà Nội. Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 21/12, các bệnh nhân dương tính với SAR-CoV-2.

Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam 

Bệnh nhân 1418 là nữ, 54 tuổi, có địa chỉ xã Thanh Bình, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Bệnh nhân 1419 là nữ, 60 tuổi, trú tại xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Ngày 18/12, các bệnh nhân trên từ Đức nhập cảnh sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN5036, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Hưng Yên.

Kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính vào ngày 21/12, các bệnh nhân hiện cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân 1420 là nam, 50 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Nhật Bản.

Ngày 20/12, bệnh nhân từ Nhật Bản nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay NH891, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Bình Dương. Kết quả xét nghiệm ngày 21/12, khẳng định dương tính, hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương.

Như vậy đến chiều 22/12, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 1.420 ca mắc Covid-19, trong đó có 693 ca mắc trong nước.

Trong hôm nay, các cơ sở y tế công bố 12 bệnh nhân khỏi bệnh, nâng tổng số ca điều trị khỏi lên 1.281 ca.

Các địa phương hiện còn cách ly, theo dõi sức khoẻ hơn 16.000 người, trong đó cách ly tại bệnh viện 187 người, cách ly tập trung hơn 15.000 người, hơn 1.000 người đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Trên thế giới, dịch Covid-19 đã lan ra 218 quốc gia, vùng lãnh thổ với gần 78 triệu ca mắc và hơn 1,7 triệu ca tử vong. Mỹ tiếp tục là quốc gia đứng đầu với trên 18 triệu ca mắc và hơn 320.000 ca tử vong, kế đó là Ấn Độ có trên 10 triệu ca mắc và gần 150.000 ca tử vong.

Thúy Hạnh/Vietnamnet

 

2. TP.HCM: Hơn 50.000 sinh viên trở lại trường sau khi nghỉ vì COVID-19

Từ ngày 21-12, hơn 50.000 sinh viên của ba trường đại học tại TP.HCM đã đi học tập trung trở lại sau một thời gian nghỉ phòng dịch COVID-19.

Đó là sinh viên Trường đại học Tài chính - marketing, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) và Trường đại học Nguyễn Tất Thành. 

Đây là ba trường đại học cuối cùng tại TP.HCM cho sinh viên đã học trở lại sau thời gian đóng cửa trường vì dịch COVID-19. Trước đó, các trường này cho sinh viên tạm thời nghỉ học 1 tuần đến hết ngày 6-12. Từ 7-12, các hoạt động dạy học chuyển sang hình thức trực tuyến, không học tập trung tại trường.


Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho sinh viên học tập trung trở lại từ ngày 7-12. Sinh viên ngồi giãn cách, đeo khẩu trang trong lớp học để phòng dịch
- Ảnh: NGỌC PHƯƠNG

Theo Trường ĐH Tài chính - marketing, từ ngày 21-12 toàn bộ giảng viên, học viên và sinh viên của trường trở lại dạy và học tập trung. Các hoạt động phục vụ phòng đọc, mượn trả sách, học liệu cũng hoạt động bình thường trở lại. 

Trong trường hợp cần thiết, giảng viên và sinh viên có thể sắp xếp tăng tiết, chủ động đăng ký học bù những buổi tạm nghỉ để đảm bảo tiến độ. Lớp học bị ảnh hưởng tiến độ do tạm nghỉ, giảng viên thông báo với đơn vị quản lý đào tạo để giải quyết cho từng trường hợp cụ thể.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng thông báo toàn bộ sinh viên học tập trung trở lại từ ngày 21-12 theo kế hoạch học kỳ. Sinh viên không được vào lớp nếu không đeo khẩu trang

Các trường cũng chuẩn bị các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 như vệ sinh khuôn viên trường học, chuẩn bị dung dịch rửa tay sát khuẩn. Toàn bộ khách và giảng viên, sinh viên phải đeo khẩu trang trong khuôn viên trường lớp học.

Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng cho sinh viên các khóa 2017, 2018 học lý thuyết tập trung tại trường từ ngày 21-12. Riêng khóa 2019 và 2020, trường tổ chức thi giữa kỳ từ 21 đến 26-12 và học lý thuyết tập trung trở lại từ ngày 28-12. 

Trường hợp giảng viên và sinh viên muốn tiếp tục học trực tuyến thì phải được sự đồng thuận của giảng viên và sinh viên của lớp học. Giảng viên và sinh viên có thể chủ động thỏa thuận.

Tuổi Trẻ Online

 

3. Thái Lan: Ổ dịch lớn ở chợ hải sản đã hơn 1.000 ca

Ổ dịch COVID-19 liên quan chợ hải sản ở Thái Lan tới hôm nay 22-12 đã ghi nhận hơn 1.000 ca bệnh. Chính quyền Thái đang cân nhắc về một lệnh phong tỏa lớn hơn.

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Samut Sakhon ngày 20-12
- Ảnh: YAKIMA HERALD

Theo hãng tin AFP, chính quyền Thái Lan đã như ngồi trên lửa suốt từ hôm thứ năm tuần trước (17-12) sau khi một người bán tôm ở chợ hải sản Mahachai có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.

Khu chợ Mahachai thuộc tỉnh Samut Sakhon, cách thủ đô Bangkok khoảng 40 phút di chuyển về phía tây nam.

Tính tới sáng nay 22-12 đã có 1.063 trường hợp được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi 6.156 người được xét nghiệm.

Đây thực sự là ổ dịch lớn nhất cho tới nay tại Thái Lan. Tính tới ngày 22-12 Thái Lan có tổng cộng 5.716 ca bệnh.

Phần lớn trong số các ca mắc mới vừa xác định được là người lao động di cư từ Myanmar. Họ làm việc trên các thuyền câu tôm và trong các nhà máy chế biến hải sản liên quan tới ngành công nghiệp hải sản trị giá nhiều tỉ USD của Thái Lan.

Theo bà Suthasinee Bik, điều phối viên của Tổ chức Mạng lưới các quyền của lao động di cư (Migrant Workers Rights Network), các lao động Myanmar đang bị cách ly cảm thấy lo lắng và căng thẳng.

"Họ muốn những người đã mắc bệnh được tách ra khỏi những người khác. Đó là khu vực rất đông đúc", bà Suthasinee Bik chia sẻ với hãng tin AFP.

Myanmar cho tới nay cũng đã ghi nhận hơn 115.000 ca COVID-19. Quốc gia này có chung 2.400km đường biên giới với Thái Lan.

Tỉnh trưởng tỉnh Samut Sakhon, ông Veerasak Vijitsaengsri, cho biết tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 liên quan tới chợ hải sản hiện là khoảng 27,91%, nhưng trước đó là 40%. "Chúng tôi đang thấy ánh sáng cuối đường hầm", ông Veerasak Vijitsaengsri nói với báo giới.

Phó thủ tướng Thái Lan, ông Prawit Wongsuwan, cho biết lúc này chính quyền vẫn chưa quyết định có áp dụng các lệnh phong tỏa quy mô lớn hơn hay không. Theo đó "số phận" của các hoạt động lễ lạt mừng năm mới dương lịch vẫn chưa được quyết định.

"Thủ tướng sẽ theo sát tình hình trong một tuần. Nếu nó trở nên nghiêm trọng hơn, điều đó là cần thiết. Chúng ta phải nghĩ về đại cục", ông Prawit Wongsuwan nói.

Tuổi trẻ Online

 

4. Đức: Ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao nhất trong ngày

Đức đã lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 cao nhất trong ngày từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện tại nước này.

Theo thống kê từ cơ quan y tế Đức, chỉ trong 24 giờ qua, cả nước Đức đã ghi nhận 940 ca tử vong do COVID-19, trong khi số ca mắc cũng tăng thêm hơn 21.800. Đây là ngày đầu tiên kể từ hồi đầu tháng 12 nước Đức ghi nhận số ca nhiễm mới giảm so với ngày trước đó, song số ca tử vong lại tăng lên mức cao nhất từ đầu dịch. 

Người dân nhận kết quả xét nghiệm COVID-19 tại Hildburghausen, Thuringia, miền đông nước Đức.
Người dân nhận kết quả xét nghiệm COVID-19 tại Hildburghausen, Thuringia, miền đông nước Đức.
Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trước tình hình dịch trên, Chủ tịch Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) Lothar Wieler ngày 22/12 đã ra lời kêu gọi khẩn cấp gửi tới người dân Đức trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và đón Năm Mới, đó là giảm tiếp xúc và chỉ nên gặp nhau ở nhóm nhỏ trong dịp nghỉ lễ này. Ông Wieler cảnh báo nước Đức đang phải đối mặt với những tuần khó khăn phía trước và số ca lây nhiễm có thể tăng lên khi mọi người gặp gỡ gia đình, bạn bè và người thân trong dịp nghỉ lễ, song cho rằng tình trạng lây nhiễm có thể giảm nếu mọi người tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch bệnh hiện nay. 

Về biến thể mới phát hiện ở Anh, ông Wieler cho biết chưa thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến thể này đối với đại dịch, song rõ ràng cấu trúc gen của virus liên tục thay đổi. Ông cũng cho rằng dù chưa được phát hiện, song khả năng biến thể của virus đã xuất hiện ở Đức là "rất, rất cao". Ông cũng bày tỏ hài lòng khi giới chức y tế châu Âu đã phê duyệt việc sử dụng vaccine, nhưng nhấn mạnh việc chủng ngừa vaccine sẽ không thể thay đổi ngay được tình hình, bởi sẽ phải mất thời gian để có thể tiêm vaccine cho một lượng lớn người dân. 

Trong khi đó, công ty BioNTech ngày 22/12 thông báo những lô vaccine đầu tiên phòng COVID-19 có thể được vận chuyển tới các nước Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 23/12 để có thể sẵn sàng cho việc tiêm chủng ở các nước châu Âu bắt đầu từ ngày 27/12 tới. Dự kiến, tới cuối năm nay sẽ có khoảng 12,5 triệu liều được sử dụng tại EU. 

Trên toàn thế giới, vaccine của BioNTech/Pfizer sẽ có tổng cộng 50 triệu liều tới cuối năm và trong năm 2021 sẽ có thêm 1,3 tỷ liều được sản xuất. BioNTech thông báo vaccine sẽ được phân phối trong các hộp lạnh đặc biệt sử dụng đá khô, trong đó vaccine được bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C. Những hộp này có thể được sử dụng để bảo quản trong các trung tâm tiêm chủng trong tối đa 15 ngày nếu đá khô mới được thêm vào 5 ngày một lần. Ngoài ra, vaccine cũng có thể được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C trong tối đa 5 ngày và chỉ trong 2 giờ với nhiệt độ trong phòng.

Liên quan tới biến thể của virus SARS-CoV-2 ở Anh, Văn phòng khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 22/12 đã kêu gọi các nước thành viên tiến hành cuộc họp giải quyết khủng hoảng liên quan biến thể virus mới. Cuộc họp trực tuyến theo kế hoạch diễn ra vào sáng 23/12 có sự tham dự của giới chức y tế Anh để cập nhật tình hình dịch bệnh hiện tại.

Mạnh Hùng (TTXVN)

 

5. Hàn Quốc: Đóng cửa các điểm du lịch mùa đông để hạn chế dịch COVID-19 lây lan

Từ 24/12 đến 3/1, nhà chức trách Hàn Quốc sẽ đóng cửa các khu trượt tuyết và điểm du lịch mùa đông, vốn thu hút đông người trong thời điểm cuối năm.

Nguồn: NHK

Thông báo này được đưa ra sau khi thủ đô Seoul và các khu vực lân cận cấm tụ tập quá 4 người trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới.

Các quan chức y tế Hàn Quốc thừa nhận đợt bùng phát mới này là một thách thức trong công tác ứng phó khi các cụm lây nhiễm nhỏ ngày càng lan rộng khắp đất nước.

Nhằm ngăn chặn sự gia tăng số ca lây nhiễm, nhà chức trách Hàn Quốc cũng kêu gọi người dân ở nhà trong dịp nghỉ lễ cuối năm và năm mới. Bên cạnh việc đóng cửa các khu trượt tuyết và điểm du lịch mùa đông, nhà chức trách cũng hạn chế việc thăm nom tại các viện dưỡng lão, nhằm đảm bảo an toàn cho nhóm người cao tuổi dễ bị dịch bệnh tấn công.

Trước lời kêu gọi của các chuyên gia về việc áp đặt giãn cách xã hội cấp độ 3, nhà chức trách Hàn Quốc vẫn đang cân nhắc bởi với cấp độ này, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á sẽ phải chịu những thiệt hại kinh tế khó có thể khắc phục nổi.

VTV

 

back-to-top.png