Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 18/12/2020

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 18/12/2020

CDEXIM tổng hơp Tin tức liên quan đến Khẩu trang Y tế ngày 18/12/2020, giúp các bạn có những thông tin mới nhất và chính xác nhất từ các nguồn thông tin uy tín

>>> Có thể bạn quan tâm: Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động KZ0101 [130 cái/phút]


1. Việt Nam: Thêm hai người nhập cảnh nhiễm nCoV

Bộ Y tế chiều 17/12 ghi nhận hai ca dương tính nCoV, đều là người nhập cảnh được cách ly ngay tại Bạc Liêu và Phú Yên.

Việt Nam xuất hiện các ca nhiễm cộng đồng tại TP HCM sau 89 ngày không lây cộng đồng. Ổ dịch cơ bản được kiểm soát, 16 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới. Song, nguy cơ dịch xâm nhập luôn thường trực, đặc biệt khi tăng số lượng chuyến bay đưa công dân Việt Nam, chuyên gia về nước. Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện tốt "Thông điệp 5K", nhất là đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn.

Thế giới ghi nhận hơn 1,6 triệu người chết vì nCoV trong hơn 74 triệu người nhiễm. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch, tiếp theo là Ấn Độ và Brazil.

>>> Xem thêm.

Thêm hai người nhập cảnh nhiễm nCoV
Thêm hai người nhập cảnh nhiễm nCoV

 

2. Nhật Bản, Hàn Quốc sụp đổ hình mẫu chống Covid-19

Nhật Bản và Hàn Quốc từng là hình mẫu thành công trong ứng phó Covid-19, song hiện cả hai bị vùi dập trong đợt bùng phát thứ ba với số ca nhiễm tăng kỷ lục.

Hàn Quốc từng được coi là hình mẫu chống dịch lý tưởng. Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, nước này không áp đặt lệnh giãn cách xã hội quy mô lớn. Chiến lược của họ là xét nghiệm chủ động và truy vết sát sao đường lây nhiễm virus. Chính phủ sử dụng hệ thống điện thoại thông minh, dữ liệu định vị và hồ sơ thẻ tín dụng để tìm ra các ca nghi nhiễm tiềm ẩn.

Trong khi đó, Nhật Bản mất cảnh giác ngay từ những ngày đầu. Sau khi ổ dịch bùng phát trên du thuyền Diamond Princess ở Yokohama, đất nước phải vật lộn trong tình trạng thiếu hụt nhân viên xét nghiệm.

Nhật Bản đã đề ra chính sách hạn chế người có thể làm xét nghiệm, để dành giường bệnh cho những người ốm yếu nhất.

Song ổ dịch Diamond Princess là một trong những manh mối cơ bản nhất để tìm ra cách thức lây lan nCoV, trở thành dữ liệu hữu ích giúp quốc gia xây dựng chiến lược dập dịch sau này.

Các chuyên gia cho rằng lý do then chốt khiến dịch bệnh leo thang là thời tiết lạnh giá và sự chủ quan của cả cộng đồng.

Khi mùa đông đến, người dân có xu hướng ở nhà, trong các không gian kín, thông gió kém. Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết virus có thể lây lan nhanh nhất trong nhà hoặc văn phòng.

>>> Xem thêm.

Nhật Bản, Hàn Quốc sụp đổ hình mẫu chống Covid-19
Nhật Bản, Hàn Quốc sụp đổ hình mẫu chống Covid-19

 

3. Sợ bùng phát dịch ngay tết, Trung Quốc tiêm vắc xin cho 50 triệu người

Hàng triệu người trong các nhóm ưu tiên cao ở Trung Quốc, trong đó có nhân viên y tế và cảnh sát, dự kiến được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 trước mùa đi lại trong dịp Tết âm lịch nhằm ngăn các đợt bùng phát mới.

Báo South China Morning Post ngày 17-12 đưa tin Trung Quốc đang tăng tốc các nỗ lực nhằm tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho 50 triệu người trước khi bắt đầu đỉnh điểm của mùa đi lại dịp Tết âm lịch năm nay.

Hôm 16-12, các quan chức đến từ nhiều trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh trên khắp nước này đã được triệu tập tham dự cuộc họp hướng dẫn chuẩn bị tiêm chủng quy mô lớn cho các nhóm ưu tiên cao.

Trung Quốc đang lên kế hoạch phân phối 100 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 (mỗi người tiêm 2 liều) do công ty Sinopharm và Sinovac của nước này bào chế, theo một chuyên gia y tế biết về cuộc họp trên. Người này không tiết lộ tên vì các chi tiết của cuộc họp trên không được chính phủ Trung Quốc công khai.

Chiến dịch tiêm vắc xin trên dự kiến sẽ tiến hành sớm nhưng ngày bắt đầu có thể khác nhau giữa các tỉnh. Các quan chức khẳng định 50 triệu liều đầu tiên sẽ có vào ngày 15-1-2021 và 50 triệu liều thứ 2 sẽ có vào ngày 5-2-2021.

Trong cuộc họp trên, các quan chức đã được cung cấp thông tin về các vấn đề hậu cần như địa điểm, công tác vận chuyển và đăng ký. Họ cũng được hướng dẫn cách xác định, truy vết, chữa trị các triệu chứng xuất hiện khi tiêm vắc xin.

Hành khách đợi tại nhà ga đông Hàng Châu ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hồi tháng 1-2020
Hành khách đợi tại nhà ga đông Hàng Châu ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hồi tháng 1-2020
- Ảnh: AFP

Các nhóm được xếp vào diện ưu tiên cao gồm nhân viên y tế, cảnh sát, lính cứu hỏa, nhân viên hải quan, nhân viên vận tải và hậu cần, quan chức kiểm soát biên giới, nhân viên viện dưỡng lão... và những người cần đi nước ngoài làm việc hoặc học tập.

Chiến dịch trên được thực hiện nhằm giảm nguy cơ lây lan COVID-19 trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới, bắt đầu từ ngày 11-2-2021 (dương lịch). Việc tiêm chủng cho công chúng trên diện rộng dự kiến không diễn ra cho đến sau kỳ nghỉ Tết âm lịch.

Tết âm lịch được đánh giá là thời điểm dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm. Năm 2003, dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) đã lan sang nhiều nơi của Trung Quốc khi hàng trăm triệu người đổ về quê. Năm ngoái, chính quyền đã phong tỏa thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc ngay trước Tết âm lịch.

>>> Xem thêm.

 

4. Số ca nhiễm cúm ở Mỹ giảm mạnh nhờ các biện pháp phòng tránh Covid-19

Số ca nhiễm cúm mùa và các bệnh về đường hô hấp ở Mỹ đã giảm mạnh trong thời gian qua nhờ các biện pháp phòng tránh lây nhiễm Covid-19 mặc dù dịch bệnh này vẫn đang diễn biến phức tạp.  

So với mùa cúm các năm trước, tỷ lệ lây nhiễm trong năm 2020 ở Mỹ đã giảm đáng kể và các chuyên gia y tế cho rằng điều này là nhờ các biện pháp phòng tránh Covid-19. Theo Daniel Jernigan-Giám đốc bộ phận cúm thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, việc sử dụng khẩu trang, giãn cách xã hội, và các biện pháp hạn chế khác đã kiểm soát được sự lây lan của cúm mùa.

>>> Xem thêm.

Ảnh minh họa, nguồn:Getty.
Ảnh minh họa, nguồn:Getty.

 

5. 5 bài học kinh nghiệm phòng chống COVID-19 tại Việt Nam

Từ thực tế tình hình diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam, đồng thời qua triển khai các biện pháp phòng chống dịch từ đầu năm 2020 đến nay, ngành Y tế Việt Nam đã bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống COVID-19.

  1. Sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời, thống nhất chỉ đạo quyết liệt và xuyên suốt
  2. Kiên định với biện pháp chống dịch đã đề ra
  3. Cung cấp thông tin minh bạch, truyền thông sâu rộng
  4. Sự chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19
  5. Nâng cao uy tín trên trường quốc tế     

     >>> Xem thêm.

5 bài học kinh nghiệm phòng chống COVID-19 tại Việt Nam
5 bài học kinh nghiệm phòng chống COVID-19 tại Việt Nam

Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

back-to-top.png