Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 16/01/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 16/01/2021

CDEXIM tổng hơp Tin tức liên quan đến Khẩu trang Y tế ngày 16/01/2021, giúp các bạn có những thông tin mới nhất và chính xác nhất từ các nguồn thông tin uy tín

>>> Có thể bạn quan tâm: Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động KZ0101 [130 cái/phút]


1. Rét hại kéo dài, Bộ Y tế cảnh báo nhiễm độc khí than

Miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm, rét hại kỷ lục, kéo dài hơn một tháng qua, có thời điểm nhiệt độ Hà Nội xuống dưới 10 độ nhiều ngày liền. Tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiều nơi nhiệt độ xuống 0 độ, có nơi âm độ như Mẫu Sơn, tuyết rơi ở nhiều nơi khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Số bệnh nhi đến cơ sở y tế tăng trong những ngày miền Bắc rét đậm, rét hại. Ảnh: PV

Trẻ em, người già chịu ảnh hưởng nặng

Chỉ trong một tuần đã có ba vụ ngộ độc khí CO do sưởi than, điển hình nhất là vụ việc hai mẹ con ở xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đốt than củi để sưởi ấm trong phòng ngủ dẫn đến hôn mê bất động, phải cấp cứu.

Rét đậm, rét hại kéo dài, người già và trẻ em trở thành hai đối tượng chịu tác động nặng nề nhất về mặt sức khỏe.

Thống kế từ BV Nhi trung ương, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận, khám cho khoảng 3.000-4.000 bệnh nhân, chỉ trong ngày 28-12-2020 (đầu mùa lạnh) đã có 4.358 bệnh nhân, một tuần sau đó (ngày 11-1) có hơn 3.174 người đến khám. 

Thời tiết lạnh, các bệnh thuộc nhóm hô hấp tăng và chiếm tỉ lệ cao nhất. Thời điểm lạnh đỉnh điểm, Trung tâm Hô hấp có 138 bệnh nhân/147 giường thực kê, trong khi đó tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới cũng ở con số 147/170 giường thực kê.

Đại diện BV Lão khoa trung ương cho biết thời điểm bắt đầu mùa lạnh đến nay bệnh viện luôn có 300 bệnh nhân nội trú/ngày, 100 người trong số này điều trị tại Khoa cấp cứu và hồi sức tích cực. Với người già, đột quỵ là chứng bệnh đáng lo nhất khi thời tiết trở lạnh.

TS-BS Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp BV Nhi trung ương, cho biết ngoài những tác động của thời tiết, sai lầm trong cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị các bệnh về đường hô hấp.

Để phòng tránh các bệnh cho trẻ nói chung cũng như các bệnh về đường hô hấp, gia đình nên vệ sinh mũi, họng hằng ngày cho trẻ, giữ ấm nhưng không để cho trẻ nóng quá, cũng như không để trẻ bị nhiễm lạnh.

Bên cạnh đó, khi cho trẻ ra ngoài, cha mẹ nên mặc quần áo ấm, đeo khẩu trang cho trẻ phòng nhiễm lạnh ở mũi, miệng, phổi; quàng khăn ấm, đeo tất tay, tất chân, đội mũ cho trẻ.

Cẩn thận nhầm lẫn với COVID-19

Trước tình hình không khí lạnh liên tục tăng cường gây rét đậm, rét hại kéo dài tại nhiều địa phương, ngày 15-1 Bộ Y tế đã ban hành công điện gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân.

Trong công điện, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị trực thuộc bộ phối hợp với các cấp, ngành địa phương tuyên truyền cảnh báo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, chống rét.

Cảnh báo để nhân dân biết, cảnh giác với nguy cơ cháy nổ, bỏng lửa, điện giật do sưởi ấm bằng điện và nhiễm độc khí than đốt do sưởi ấm bằng bếp than, củi trong nhà kín. Khuyến cáo người dân cần che chắn nhà cửa, giữ ấm cơ thể, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước uống; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; không ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn, để lâu ngày.

Các cơ sở y tế cần có hướng dẫn cho người dân các biện pháp chống rét và bảo vệ sức khỏe.

Đối với trẻ em cần giữ ấm chân, tay, ngực, cổ. Khi trẻ có các triệu chứng ho kéo dài 3-5 ngày kèm theo các triệu chứng sốt, đau ngực, khó thở cần đi khám để được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Với các bệnh trẻ hay mắc phải như sổ mũi thì có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm, thực hiện tiêm phòng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Đối với người già, cần tránh thay đổi đột ngột vị trí, tránh bị nhiễm lạnh, phòng chống đột quỵ. Khi thấy có những biểu hiện bất thường như nói ngọng, tê bì hoặc liệt nửa người, nhìn không rõ, đau đầu dữ dội…, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không để xảy ra biến chứng (chú ý phân biệt với các triệu chứng của COVID-19).

PLO


2. Việt Nam: Bắt đầu giám sát y tế khép kín với người nhập cảnh

Hệ thống thông tin đã hoàn thiện và trở thành một vòng giám sát y tế khép kín... Dứt khoát không để xảy ra tình trạng người nhập cảnh về đến sân bay mới phát hiện chưa khai báo y tế, gây ùn tắc tại sân bay

Cán bộ cửa khẩu và nhân viên Trung tâm kiểm dịch sân bay Tân Sơn Nhất đón người nhập cảnh

Chiều 15.1, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã họp dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Tại cuộc họp, thông tin đáng chú ý được đưa ra thảo luận là việc Bộ Y tế, Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Thông tin - Truyền thông đã hoàn thiện, cập nhật hệ thống quản lý thông tin về dịch Covid-19 và thông tin về những người nhập cảnh để bắt đầu thực hiện quy trình giám sát y tế khép kín.

Theo đó, hệ thống sẽ ghi nhận thông tin ngay khi công dân, chuyên gia đăng ký với cơ quan ngoại giao Việt Nam và ngành hàng không để về nước. Tất cả trường hợp này phảikhai báo y tế bắt buộc, trong đó phải nêu rõ sau khi cách ly về sẽ ở đâu. Từ đó, lực lượng phòng chống dịch bệnh trong nước sẽ chủ động chuẩn bị phương án đón, đưa người nhập cảnh đến khu cách ly tập trung và sau khi hoàn thành cách ly phải có bàn giao chi tiết giữa cơ quan y tế nơi tổ chức cách ly với địa phương đón người về.

Người nhập cảnh từ vùng biến thể mới SARS-CoV-2 sẽ kéo dài thời gian cách ly

Đối với nội dung các chuyến bay từ nước ngoài về, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 (BCĐ) nêu rõ từ trước đến nay, chúng ta mới bàn để xây dựng lộ trình nối lại các chuyến bay thương mại, nhưng thực tế, chưa tổ chức các chuyến bay thương mại đón khách như bình thường. Chúng ta mới chỉ có những chuyến bay giải cứu, đưa người Việt Nam và kết hợp chuyên gia nước ngoài vào. Tất cả trường hợp này đều phải cách ly và hầu như không tạo ra những ổ dịch lớn trong cộng đồng.

BCĐ thống nhất cho rằng, trước sự xuất hiện biến thể mới của SARS-CoV-2, chủ trương chung là hạn chế tối đa chuyến bay từ nước ngoài về. Với các chuyến bay giải cứu, công dân, chuyên gia vào Việt Nam phải được cách ly tập trung, và đặc biệt là quản lý sau thời gian cách ly nghiêm ngặt, với tinh thần cảnh giác cao nhất khi chưa có những nghiên cứu và kết luận cụ thể về biến thể mới của SARS-CoV-2. Người nhập cảnh từ các vùng đã xuất hiện biến thể mới của SARS-CoV-2 sẽ phải kéo dài thời gian cách ly tập trung. Những trường hợp trước đây có quy định có thể cách ly dưới 14 ngày thì hiện nay phải cách ly tối thiểu 14 ngày. Các lực lượng y tế và quân đội sẽ xem xét cụ thể những trường hợp người ở nước ngoài về và có thể quyết định cách ly trên 14 ngày. Thực tế vừa qua, đã có những trường hợp sau 14 ngày cách ly vẫn xác định ca dương tính với SARS-CoV-2.

BCĐ cũng nhấn mạnh phải tăng cường biện pháp chống dịch ở bên ngoài trong thời gian diễn ra Đại hội lần thứ XIII của Đảng và nhất là vào dịp giáp Tết Nguyên đán. Các địa phương phải rà soát lại toàn bộ các phương án và kịch bản phòng chống dịch; phân công, cử những người ứng trực chống dịch, đặc biệt là cơ chế thông tin, báo cáo về tình hình phòng, chống dịch tại địa phương trong thời gian diễn ra đại hội; bảo đảm an toàn phòng chống dịch không chỉ trong đại hội mà còn trên toàn quốc.

BCĐ cũng yêu cầu Bộ Y tế cùng với các bộ, ngành rà soát lại tất cả cơ chế thông tin điều hành, bảo đảm có các chỉ đạo, ứng phó tức thời với diễn biến dịch bệnh.

Nguồn: Thanhnien


3. ĐỨC: 10 người chết sau tiêm vaccine Pfizer

10 người, tuổi từ 79 đến 93, đều có sẵn bệnh lý nền, đã tử vong trong khoảng 4 ngày kể từ sau tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech.

Một lọ đựng vaccine của Pfizer được sử dụng tại Đức. Ảnh: Reuters

Chuyên gia của Viện Paul Ehrlich hôm 14/1 cho biết nguyên nhân tử vong của 10 người có thể do bệnh nền. Thời gian kể từ khi họ tiêm vaccine đến lúc qua đời dao động từ vài giờ đến 4 ngày.

Brigitte Keller-Stanislawski, người đứng đầu bộ phận an toàn dược phẩm và thiết bị y tế, nói: "Các bệnh nhân ở thể trạng cực kỳ tồi tệ, mắc nhiều bệnh nền và được điều trị giảm nhẹ từ trước. Chúng tôi đang nghiên cứu các trường hợp này. Dựa trên dữ liệu hiện tại, có thể họ chết vì bệnh lý sẵn có, vô tình trùng với thời điểm tiêm phòng".

Nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân tử vong 10 người, chưa rõ có phải do vaccine hay không, hay chỉ do bệnh lý nền.

Đức khởi động chiến dịch tiêm phòng Covid-19 kể từ cuối tháng 12/2020. Đến nay, 842.000 người đã được tiêm vaccine. Đối tượng ưu tiên là người trên 80 tuổi, người già, nhân viên y tế tuyến đầu và nhân viên tại viện dưỡng lão.

Viện Paul Ehrlich cũng báo cáo 6 trường hợp sốc phản vệ sau tiêm vaccine. Đến nay, Đức ghi nhận 51 ca dị ứng nghiêm trọng và 325 người có phản ứng phụ thường gặp sau tiêm.

Bà Keller-Stanislawski cho biết những kết quả này nằm trong dự đoán, tương đồng với thống kê tiêm chủng của Mỹ.

Hôm 4/1, bác sĩ người Mỹ Gregory Michael đã qua đời, 16 ngày sau tiêm vaccine Pfizer-BioNTech, vì xuất huyết não và đột quỵ. Hôm 12/1, Pfizer cho biết hãng đang tích cực điều tra vụ việc, song phản đối ý kiến cho rằng cái chết của bác sĩ Michael liên quan đến vaccine.

Vaccine của Pfizer được điều chế dựa trên phân tử di truyền RNA, có khả năng kích thích tế bào người tạo ra protein virus. Sau đó, hệ miễn dịch tiếp xúc với protein và sinh ra kháng thể, các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh.

Trong thử nghiệm lâm sàng, hãng báo cáo vaccine không gặp vấn đề về an toàn. Trước khi tiến hành nghiên cứu quy mô lớn, các công ty đã thực hiện các thử nghiệm lâm sàng nhỏ hơn kể từ tháng 5, nhằm phát hiện phản ứng phụ tiềm ẩn. Các nhà khoa học thử nghiệm ít nhất 4 phiên bản vaccine, chọn ra loại có tác dụng phụ nhẹ và trung bình như sốt, mệt mỏi.

Thục Linh (Theo ANI News)

 


4. England: 4,5 triệu người ở vùng chờ được nhập viện

Cơ quan Y tế công (NHS) của vùng England (Vương quốc Anh) cho biết 4,5 triệu người mắc các bệnh không nguy cấp đã chờ nhập viện trong tháng 11/2020.

Các bệnh viện quá tải vì bệnh nhân COVID-19 khiến cho những người mắc bệnh khác không được điều trị kịp thời

Theo Cơ quan Y tế công (NHS) vùng England, trong tháng 11, có tới 4,46 triệu bệnh nhân phải chờ được điều trị - một con số cao chưa từng thấy. Trong số những người đang chờ được khám bệnh có tới 192.169 bệnh nhân đã phải chờ đợi hơn 52 tuần. Con số này chỉ là 1.400 người cách đây một năm. Tuy nhiên, số người phải chờ tới hơn 1 năm đã tăng chóng mặt, cho thấy sức ép rất lớn của các bệnh viện trong thời kỳ khủng hoảng dịch COVID-19.

Người phụ trách y tế của NHS, ông Stephen Powis cho biết: "Những con số này là sự nhắc nhở mạnh mẽ rằng NHS đang đối mặt với thách thức đặc biệt khắc nghiệt. Chúng ta còn hàng triệu người đang chờ được chăm sóc điều trị vì những căn bệnh không liên quan đến COVID-19". Ông cũng nhấn mạnh rằng "chắc chắn các cơ sở y tế sẽ tiếp tục chịu sức ép lớn hơn nếu chưa thể kiểm soát được virus SARS-CoV-2".

Vùng England đã ban bố phong tỏa lần thứ hai từ ngày 5/11/2020. Lệnh phong tỏa lần ba ở mức độ giới hạn hơn đã bắt đầu từ tuần trước, sau khi giới chức y tế cảnh báo nguy cơ hệ thống y tế quá tải.

Nguồn: VTV News


5. Số người chết do Covid-19 trên toàn cầu có thể lên tới 5 triệu vào tháng 3/2021.

Nhóm nhà khoa học Trung Quốc dự đoán số người chết do Covid-19 trên toàn cầu có thể lên tới 5 triệu vào tháng 3.

Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC Trung Quốc, các viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, công bố hôm 8/1.

Giáo sư Xu Jianguo, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: "Dù dịch bệnh diễn biến khó lường, các mô hình tính toán có thể cung cấp một số thông tin hữu ích".

Trong khi đại dịch phần lớn đã được kiểm soát ở Trung Quốc, nhiều quốc gia khác vẫn lao đao chống chọi với Covid-19, giữa bối cảnh ngày càng nhiều biến thể nCoV được phát hiện.

Trong khi nhiều nước đã tiến hành tiêm phòng cho người dân,
các nhà khoa học khuyên Trung Quốc nên chờ đợi thêm. Ảnh: SCMP.

Tới nay, thế giới đã ghi nhận 92 triệu ca nhiễm, dự báo tăng lên 170 triệu vào đầu tháng 3. Theo đó, Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong viễn cảnh tệ nhất, dự báo Mỹ sẽ ghi nhận 32 triệu ca Covid-19, tương đương với 20% ca nhiễm toàn thế giới. Sau Mỹ là Ấn Độ (15,5 triệu ca), Brazil (15 triệu ca) và Nga (6 triệu ca).

Kịch bản lạc quan nhất, từ giờ cho đến tháng 3, thế giới chỉ ghi nhận thêm 300.000 người chết vì Covid-19, nếu các chính phủ và người dân thực hiện hiệu quả những biện pháp chống dịch, cùng nỗ lực triển khai vaccine.

Tỷ lệ tử vong liên quan Covid-19 hiện là 2,1%, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ). Nếu số người chết lên 5 triệu, tức là tỷ lệ tử vong khoảng 3%, tương đương mức từng ghi nhận ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi Covid-19 bùng phát đầu tiên, khi hệ thống y tế quá tải.

Benjamin Neuman, giáo sư sinh học và nhà virus học của Tổ hợp Nghiên cứu Sức khỏe toàn cầu tại Đại học Texas A&M, cho biết còn nhiều yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến dự đoán diễn biến đại dịch, bao gồm sự mệt mỏi của người dân, chính trị, truyền thống, cái nhìn đối với khoa học và truyền thông.

Ông cho rằng nếu tất cả đều có ý thức chống dịch, các biện pháp phòng ngừa phù hợp và tiêm phòng, tổng số ca tử vong sẽ không tới 3 triệu.

Theo nhóm nghiên cứu của giáo sư Xu, Trung Quốc có thể mạnh mẽ trấn áp dịch bệnh, nhưng các bằng chứng khoa học cho thấy nCoV đang biến đổi. Nếu nCoV thích nghi với cơ thể người như virus cúm, dịch bệnh có thể lẩn trốn và trở lại bất cứ lúc nào. Khi nhiều người không biểu hiện triệu chứng, các biện pháp chống dịch hiện tại của Trung Quốc chưa chắc hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu cho rằng trước sự xuất hiện của các biến thể virus, Trung Quốc nên xem xét kỹ tác dụng phụ của vaccine do nước này phát triển đang thử nghiệm ở nước ngoài, trước khi phát động tiêm phòng trên toàn quốc.

Mai Dung (Theo SCMP)

 


Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

back-to-top.png