Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 15/01/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 15/01/2021

CDEXIM tổng hơp Tin tức liên quan đến Khẩu trang Y tế ngày 15/01/2021, giúp các bạn có những thông tin mới nhất và chính xác nhất từ các nguồn thông tin uy tín

>>> Có thể bạn quan tâm: Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động KZ0101 [130 cái/phút]


1. Việt Nam: Thêm 10 người nhập cảnh nhiễm nCoV

Bộ Y tế chiều 14/1 ghi nhận 10 ca nhiễm nCoV, đều là người nhập cảnh cách ly ngay tại Hà Nam, Bình Dương, Hà Nội, TP HCM, Phú Yên.

"Bệnh nhân 1522", nam, 53 tuổi, ở quận Bình Tân, TP HCM. Ông từ Dominica quá cảnh Pháp, nhập cảnh sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN18 ngày 31/12/2020, cách ly tại tỉnh Hà Nam. Kết quả xét nghiệm lần một ngày 31/12 âm tính, xét nghiệm mẫu lần hai ngày 12/1 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam dương tính với nCoV, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.

"Bệnh nhân 1523", nam, 13 tuổi, ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Em từ Đức nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN30 ngày 30/12/2020, cách ly tại tỉnh Bình Dương. Kết quả xét nghiệm lần một ngày 31/12 âm tính, lần hai ngày 13/1 tại Viện Pasteur TP HCM dương tính với nCoV, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.

Trước đó, chuyến bay này đã có 5 trường hợp dương tính với nCoV.

"Bệnh nhân 1524", 23 tuổi và "bệnh nhân 1525", 35 tuổi, đều là nam, chuyên gia, quốc tịch Áo. Họ từ Áo quá cảnh Dubai, nhập cảnh sân bay Nội Bài trên chuyến bay EK394 ngày 5/1, cách ly tại quận Hà Đông, TP Hà Nội. Kết quả xét nghiệm lần một ngày 6/1 âm tính; lấy mẫu lần hai ngày 13/1 kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec dương tính với nCoV, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

"Bệnh nhân 1526", nam, 13 tuổi, là học sinh, quốc tịch Mỹ. Em từ Mỹ quá cảnh Singapore, nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay SQ178 ngày 10/1, cách ly tại TP HCM. Kết quả xét nghiệm ngày 12/1 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM dương tính với nCoV, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.

"Bệnh nhân 1527", nam, 32 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Israel. Anh từ Mỹ quá cảnh Dubai, nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay EK392 ngày 12/1, cách ly tại TP HCM. Kết quả xét nghiệm ngày 13/1 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM dương tính với nCoV, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.

"Bệnh nhân 1528", nam, 22 tuổi ở quận Nam Từ Liêm, và "bệnh nhân 1530", nữ, 24 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, đều Hà Nội. "Bệnh nhân 1529", nam, 54 tuổi ở quận 1, TP HCM. "Bệnh nhân 1531", nữ, 63 tuổi ở quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

Bốn người trên từ Mỹ quá cảnh Inchoen (Hàn Quốc), nhập cảnh sân bay quốc tế Cam Ranh trên chuyến bay VN441 ngày 1/1, cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Phú Yên. Kết quả xét nghiệm lần một ngày 1/1 âm tính; lấy mẫu lần hai ngày 12/1 xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên nghi ngờ dương tính, Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm khẳng định dương tính, các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên.

Trước đó chuyến bay này đã có 12 trường hợp dương tính với nCoV.

Như vậy, tổng ca nhiễm lên 1.531, số khỏi 1.369. Số người tử vong do Covid-19 là 35, bốn người tử vong sau ba đến bốn lần xét nghiệm âm tính. Các bệnh nhân còn lại đa số sức khỏe ổn định, trong đó 11 người xét nghiệm âm tính nCoV lần một, 13 người âm tính lần hai và 11 người âm tính lần ba.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly hơn 18.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện gần 150; cách ly tập trung hơn 16.000, còn lại ở nhà hoặc nơi lưu trú.

Việt Nam đã 41 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Song, nguy cơ dịch xâm nhập luôn thường trực, đặc biệt khi tăng số lượng chuyến bay đưa công dân Việt Nam, chuyên gia về nước. Nhà chức trách luôn cảnh báo nguy cơ dịch xâm nhập từ người nhập cảnh trái phép.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện tốt "Thông điệp 5K", nhất là đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn.

Thế giới ghi nhận hơn 1,9 triệu người chết vì nCoV trong hơn 92 triệu người nhiễm. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch, tiếp theo là Ấn Độ và Brazil.

Nguồn: Vnexpress

 

2. Việt Nam: Chỉ đưa người Việt hồi hương khi 'thực sự khẩn thiết'

Nguyên tắc là việc đưa người Việt hồi hương phải phù hợp với tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước cũng như năng lực cách ly trong nước.

Kiểm tra y tế hành khách nhập cảnh tại sân bay Nội Bài

Chiều 14.1, tại cuộc họp báo đầu năm 2021 của Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn của Bộ, đã thông tin về việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước đợt Tết Nguyên đán, trong bối cảnh đặc biệt của năm nay.

Hơn 80.000 công dân Việt Nam về nước an toàn

Theo đó, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, suốt nhiều tháng qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không thực hiện 299 chuyến bay đưa hơn 80.000 công dân Việt Nam từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn. Nguyên tắc là việc đưa công dân về nước phải phù hợp với tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước cũng như năng lực cách ly trong nước.

Do chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 gây Covid-19 xuất hiện và lây lan nhanh ở một số nước trên thế giới, ngày 5.1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu hạn chế các chuyến bay đưa người nhập cảnh vào Việt Nam từ nay cho đến Tết Nguyên đán. Theo chỉ đạo này, trong trường hợp thực sự cần thiết, từng chuyến bay đón người về phải được các bộ: Y tế, Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, GTVT thống nhất, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Bà Lê Thị Thu Hằng cũng dẫn thông tin từ cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài cho biết, có nhiều người Việt đăng ký về nước từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu. Bộ Ngoại giao đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để lên kế hoạch, phương án đưa công dân về nước phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng. Bà Hằng cũng nhấn mạnh, đây phải là những công dân có nhu cầu “thực sự khẩn thiết, phải về nước”.

Nhiều hãng hàng không chưa có kế hoạch thực hiện các chuyến bay dịp tết

Tại Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 5.1 về tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao chủ trì, chỉ đạo thực hiện nghiêm việc rà soát các trường hợp công dân ở nước ngoài có nguyện vọng về nước, bảo đảm đúng đối tượng, lưu ý thực hiện bảo hộ công dân, tạo điều kiện cho các đối tượng là người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, người ra nước ngoài chữa bệnh, người hết hạn visa, hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn học tập… về nước.
Dù vậy, chỉ thị cũng yêu cầu tạm dừng tổ chức các chuyến bay về Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có lây nhiễm chủng biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 và đang có dịch diễn biến phức tạp, trước hết là từ Anh, Nam Phi…

Trao đổi với Thanh Niên tối 14.1, ông Đặng Anh Tuấn, Trưởng ban Truyền thông Vietnam Airlines, cho biết theo kế hoạch từ nay đến Tết Nguyên đán, hãng này sẽ có một vài chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước (có thể từ một số nước trong khu vực). Tuy nhiên, số lượng và thời gian cụ thể sẽ phải báo cáo Bộ GTVT xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ.

Trong khi đó, Vietjet và Bamboo cho biết chưa có kế hoạch thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước trong thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán.

Nguồn: Thanh Niên

3. Chuyên gia Việt Nam cùng nhóm WHO đến Vũ Hán điều tra COVID-19

Một nhóm nhà khoa học quốc tế do chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dẫn đầu hôm nay đã đến TP. Vũ Hán, Trung Quốc, để điều tra nguồn gốc virus corona gây ra đại dịch COVID-19. Trong nhóm chuyên gia đó có nhà sinh vật học Việt Nam Hung Nguyen.

Nhóm chuyên gia sẽ phỏng vấn nhiều người ở Vũ Hán để làm rõ nguồn gốc dịch bệnh (Ảnh minh hoạ)

Cáo buộc Trung Quốc che giấu quy mô dịch bệnh trong giai đoạn đầu, Mỹ kêu gọi WHO cần tiến hành điều tra “minh bạch” và chỉ trích các điều kiện đặt ra cho chuyến công tác, trong đó các chuyên gia Trung Quốc thực hiện giai đoạn nghiên cứu ban đầu.

Ông Peter Ben Embarek, chuyên gia hàng đầu của WHO về các bệnh động vật, là người dẫn đầu đoàn 10 chuyên gia độc lập đến Vũ Hán lần này, phát ngôn viên của WHO cho biết.

Một nghiên cứu gần đây do cơ quan Y tế Trung Quốc thực hiện cho thấy số ca mắc COVID-19 ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) hồi đầu năm nay có thể cao gấp 10 lần số liệu thống kê thực tế.

Nhà sinh vật học người Việt Nam Hung Nguyen nói với Reuters rằng ông không nghĩ công việc của nhóm ở Trung Quốc sẽ vấp phải hạn chế nào, nhưng cảnh báo rằng có thể nhóm không thể tìm ra những câu trả lời rõ ràng.

Ông Hung Nguyen cho biết, sau khi cách ly xong, nhóm sẽ có 2 tuần để phỏng vấn người của các viện nghiên cứu, bệnh viện và chợ hải sản ở Vũ Hán, nơi được cho là xuất phát ca mắc COVID-19 đầu tiên. Ông cho biết nhóm sẽ chủ yếu ở tại Vũ Hán.

Tuần trước, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Gheybreyesus bày tỏ thất vọng vì Trung Quốc vẫn chưa cấp phép cho nhóm chuyên gia vào nước này, dù họ đã phải chờ lâu.

Theo Reuters

4. WHO: Đại dịch Covid-19 năm 2021 càng đáng lo hơn

WHO cảnh báo đại dịch Covid-19 trong năm nay có thể gay go hơn năm ngoái trong lúc biến thể của vi rút gây Covid-19 lây lan nhanh ở nhiều nước.

Tính đến ngày 14.1, thế giới có hơn 92 triệu ca nhiễm Covid-19

Ngày 14.1, Ủy ban Khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhóm họp để thảo luận về các biến thể mới của SARS-CoV-2 gây Covid-19 từ Anh và Nam Phi, vốn đã lây lan tới ít nhất 50 quốc gia và gây báo động trên diện rộng, theo AFP.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đẩy cuộc họp này diễn ra sớm 2 tuần so với kế hoạch ban đầu vì những vấn đề cần thảo luận khẩn cấp.
“Có thể gay go hơn”

Cuộc họp nói trên diễn ra một ngày sau khi Giám đốc chương trình y tế khẩn cấp thuộc WHO Mike Ryan cảnh báo Covid-19 có thể sẽ còn gay go hơn năm trước, giữa lúc tình hình dịch bệnh đang bùng phát dữ dội ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Bắc bán cầu với nhiều biến thể nguy hiểm hơn, theo Reuters.

Trong bản tin về dịch tễ mới nhất công bố khuya 12.1, WHO cho hay sau 2 tuần số ca nhiễm Covid-19 giảm so với trước đó thì trong tuần trước, thế giới lại ghi nhận đến 5 triệu ca nhiễm mới, có thể do lơ là phòng dịch trong mùa lễ và mức độ lây lan nhanh của SARS-CoV-2.

“Rõ ràng là ở Bắc bán cầu, đặc biệt là châu Âu và Bắc Mỹ, mọi người gia tăng tiếp xúc xã hội và kết hợp các yếu tố khác làm tốc độ lây nhiễm tăng cao ở rất nhiều nước”, ông Ryan phân tích.

Bên cạnh đó, chuyên gia dẫn đầu công tác phòng, chống Covid-19 của WHO Maria Van Kerkhove cảnh báo sau kỳ nghỉ, tình hình dịch bệnh tại một số nước sẽ trở nên rất tồi tệ. Bà Van Kerkhove kêu gọi duy trì giãn cách xã hội “càng xa càng tốt”, đồng thời lưu ý mọi người vẫn nên giữ khoảng cách với người khác ngay từ khi ra khỏi nhà để ngăn chặn Covid-19.

Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) của Trung Quốc hôm qua thông báo đã ghi nhận 138 ca nhiễm Covid-19 mới ở Trung Quốc đại lục trong ngày 13.1, đánh dấu số ca nhiễm Covid-19/ngày cao nhất ở nước này trong 10 tháng, theo Reuters. NHC còn ghi nhận một ca Covid-19 tử vong trong ngày 13.1, là ca tử vong đầu tiên kể từ giữa tháng 5.2020.

Số ca nhiễm Covid-19 mới ở Trung Quốc tăng vọt trước thềm Tết Nguyên đán, buộc nhiều tỉnh khuyến cáo người dân không đi lại. Trong đó, giới chức tỉnh Hắc Long Giang hôm qua khuyến cáo 37,5 triệu người dân đón tết trong tỉnh và hạn chế những chuyến đi không cần thiết.

Tương tự, chính quyền Tokyo (Nhật Bản) hôm qua ghi nhận 1.502 ca nhiễm mới, con số cao kỷ lục, theo Đài NHK. Trước tình hình này, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga thông báo mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp ra 11 vùng, đồng thời tạm dừng cho phép nhập cảnh đối với những người đi lại vì mục đích làm việc từ 10 nước ASEAN và Đài Loan.
Như vậy, từ ngày 14.1 - 7.2, Nhật chính thức tạm đóng cửa biên giới với người nước ngoài từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện người nước ngoài chỉ có thể đến Nhật Bản với những lý do đặc biệt như đám tang người thân hoặc sinh con.

Ngoài ra, Tân Hoa xã hôm qua dẫn số liệu chính thức cho thấy giới chức Cuba ghi nhận 550 ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày 13.1, lại là con số cao kỷ lục, buộc nước này phải tạm đóng cửa trường học, quán bar, nhà hàng và dừng giao thông công cộng ban đêm từ ngày 14.1.

Giám đốc phụ trách châu Mỹ của WHO Carissa F.Etienne hôm qua cảnh báo hầu hết các nước ở châu lục này đều đang chịu cảnh Covid-19 bùng phát mạnh và số ca nhiễm Covid-19 trong năm 2021 có thể tồi tệ hơn so với năm 2020 nếu các nước nới lỏng biện pháp phòng chống dịch, theo Reuters.

Nguồn: Thanh Niên

5. CEO hãng sản xuất vaccine Moderna: "Chúng ta sẽ sống với Covid-19 mãi mãi"

Các quan chức y tế công cộng và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho biết nhiều khả năng Covid-19 sẽ trở thành một bệnh dịch đặc hữu.

CEO của nhà sản xuất vaccine Covid-19 Moderna, ông Stephane Bancel

Ngày 13/1 vừa qua, CEO của nhà sản xuất vaccine Covid-19 Moderna, ông Stephane Bancel đã cảnh báo rằng virus corona chủng mới – thứ đã đưa nền kinh tế thế giới đi vào bế tắc như hiện nay, có thể sẽ tồn tại "mãi mãi".

Cụ thể, các quan chức y tế cộng đồng và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho biết nhiều khả năng Covid-19 sẽ trở thành một bệnh dịch đặc hữu. Điều đó đồng nghĩa với việc nó sẽ xuất hiện trong cộng đồng mọi lúc, dù không nghiêm trọng như hiện tại.

Ông Stephane Bancel bày tỏ sự đồng tình với quan điểm trên và chia sẻ quan điểm tại Hội nghị chăm sóc sức khỏe JPMorgan: "SARS-CoV-2 sẽ không biến mất đi đâu cả. Chúng ta sẽ phải chung sống với loại virus này mãi mãi".

Theo vị CEO, quan chức y tế ở khắp nơi trên thế giới sẽ phải liên tục theo dõi biến thể mới của virus SARS-CoV-2 để các nhà khoa học có thể nghiên cứu và sản xuất ra vaccine ngăn chặn chúng.

Các nhà nghiên cứu của Pfizer cho biết vaccine được phát triển cùng BioNTech của họ đã tỏ ra có hiệu quả chống lại một biến thể được tìm thấy ở Nam Phi. Vaccine của Moderna đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho phép sử dụng với người từ 18 tuổi trở lên. Những nghiên cứu bổ sung vẫn cần được hoàn thiện ở trẻ em, đối tượng có hệ miễn dịch có thể phản ứng với vaccine khác với người trưởng thành.

Thời điểm hiện tại, Mỹ đang chạy đua để phân phối hai loại vaccine đã được cấp phép. Tuy nhiên, sẽ mất vài tháng trước khi quốc gia này có thể tiêm chủng cho đủ số người để đạt được miễn dịch cộng đồng (virus không có đủ vật chủ mới để lây lan). Mặc dù vậy, Bancel nói rằng ông hy vọng Mỹ sẽ là một trong những nước lớn đầu tiên đạt được "sự bảo vệ đầy đủ" trước virus SARS-CoV-2.

Ngày 13/1, một nhóm nghiên cứu ở Ohio cho biết họ đã phát hiện ra hai biến thể mới có thể có nguồn gốc từ Mỹ và một trong số đó đã nhanh chóng trở thành chủng thống trị ở bang này, trong giai đoạn từ cuối tháng 12 năm ngoái đến tháng 1 năm nay.


Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Nga đã tìm thấy 18 biến thể của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể một nữ bệnh nhân mắc Covid-19 hơn 4 tháng qua. Việc liên tục phát hiện những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 không khỏi khiến thế giới lo ngại dù hàng loạt chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 đã được tiến hành tại nhiều quốc gia.

Cách đây không lâu, Bộ trưởng Y tế Anh, ông Matt Hancock đã bày tỏ sự quan ngại trước việc vaccine phòng Covid-19 có thể không ngăn ngừa hiệu quả các biến thể của virus SARS-CoV-2.

Do lo ngại về biến thể của virus SARS-CoV-2 lây lan tại Anh, một số nước châu Âu đã áp đặt những biện pháp quyết liệt để chặn đứng đà lây lan của biến thể của virus này.

Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy biến thể SARS-CoV- 2 (được phát hiện đầu tiên tại Anh vào giữa tháng 12/2020) đến nay đã lây lan ra 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Biến thể tương tự được phát hiện tại Nam Phi cũng đã xuất hiện tại 20 nước và vùng lãnh thổ. Cả hai biến thể đều được xác định là có khả năng lây nhiễm cao. Những điều này cho thấy cuộc chiến với đại dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài. Theo thống kế của Worldometer, đến nay thế giới ghi nhận hơn 92,6 triệu ca mắc, trong đó đã có trên 1,98 triệu trường hợp tử vong.

Nguồn: CNBC


Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

 

back-to-top.png