Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 14/12/2020

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 14/12/2020

CDEXIM tổng hơp Tin tức liên quan đến Khẩu trang Y tế ngày 14/12/2020, giúp các bạn có những thông tin mới nhất và chính xác nhất từ các nguồn thông tin uy tín

1. Hà Nội: Ô nhiễm không khí ‘còn xấu,’ người dân cần đeo khẩu trang khi ra đường

 

Dự báo tình hình ô nhiễm không khí tại Hà Nội sẽ còn diễn biến xấu, người dân cần hạn chế ra ngoài vào buổi sáng sớm và buổi đêm, đeo khẩu trang chống bụi đảm bảo tiêu chuẩn khi ra đường.

Trong nhiều ngày qua, không khí ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc liên tiếp bị ô nhiễm nặng. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại nhiều điểm đều ở mức “xấu” và “rất xấu,” được cơ quan quản lý cảnh báo có hại cho sức khỏe con người.

Theo đại diện Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện tượng ô nhiễm không khí tại khu vực miền Bắc tăng cao vào ban đêm và sáng sớm trong những ngày gần đây, là do có sự kết hợp của các yếu tố như: lặng gió, nghịch nhiệt, đối lưu khí quyển thấp làm cho các chất ô nhiễm không thể phát tán lên cao hoặc đi xa.

Dự báo, trong những ngày tới, tình hình thời tiết ở khu vực phía Bắc vẫn duy trì trạng thái ngày nắng, trời ấm dần. Tuy nhiên, sáng sớm có lớp sương mù dày, lặng gió khiến bụi từ các nguồn thải giao thông, xây dựng, các khu công nghiệp… không thể khuếch tán lên cao, nên hiện tượng ô nhiễm không khí có thể vẫn còn xảy ra.

>>> Xem thêm.

Ô nhiễm không khí ở miền Bắc có xu hướng "xấu." (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

 

2. TPHCM: Dịch COVID-19 được kiểm soát, nhiều người dân lơ là đeo khẩu trang

 

Sau hơn 1 tuần kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19 kể từ sau ca mắc mới trong cộng đồng, hiện nhiều người dân tại TPHCM bắt đầu có dấu hiệu lơ là chủ quan, không đeo khẩu trang phòng dịch ở nơi công cộng.

>>> Xem thêm.

Tổ công tác phường Bến Nghé, quận 1 cũng đã ra quân nhắc nhở nhiều trường hợp không mang khẩu trang nơi công cộng.
Theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP, từ ngày 15.11.2020, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch, có thể bị phạt từ 1 triệu đồng tới 3 triệu đồng.

 

3. Thêm 2 ca COVID-19 mới, cách ly tại Đà Nẵng

Chiều tối nay 13-12, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 2 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc tính từ đầu vụ dịch lên gần 1.400 ca, trong khi đó số mắc toàn thế giới đã vượt 72 triệu ca.

2 ca mắc mới (BN1396-1397) là các ca nhập cảnh, đều được cách ly ngay tại Đà Nẵng.

>>> Xem thêm.

Rất đông bạn trẻ quan tâm đến đợt thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 trên người sắp diễn ra.
Ảnh chụp ngày 10-12 tại Học viện Quân y, nơi diễn ra đợt thử nghiệm - Ảnh: L.ANH

 

4. Xe tải rồng rắn chở vắc xin COVID-19 đi tiêm ở Mỹ

Đoàn xe tải chở vắc xin COVID-19 của hãng dược Pfizer đã rời nhà máy ở Michigan, Mỹ, để chuẩn bị cho chiến dịch tiêm ngừa lớn nhất và phức tạp nhất từ trước đến nay, bắt đầu từ tuần sau.

Từ sáng sớm ngày 13-12, giờ địa phương, các nhân viên đeo khẩu trang tại nhà máy ở thành phố Kalamazoo bắt đầu chuyển các thùng vắc xin từ tủ đông. Họ vỗ tay và huýt sáo khi những thùng vắc xin đầu tiên được đưa lên xe tải.

Đây là khoảnh khắc được mong mỏi từ lâu ở Mỹ kể từ khi đại dịch COVID-19 bao trùm nước Mỹ. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều tháng để tiêm phòng cho hầu hết người Mỹ.

Chính phủ Mỹ ngày 11-12 đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc xin của hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech. Nước này sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 quy mô lớn từ ngày 14-12.

Tướng Gustave Perna, người phụ trách triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19, cho biết sẽ có 2,9 triệu liều vắc xin được tiêm trong đợt đầu tiên trong tháng này. Các nhân viên y tế và người già ở các viện dưỡng lão sẽ là những người được tiêm đầu tiên.

>>> Xem thêm.

Xe tải chở vắc xin xuất phát từ nhà máy của Pfizer ở Michigan sáng sớm ngày 13-12, giờ địa phương - Ảnh: REUTERS
Xe tải chở vắc xin xuất phát từ nhà máy của Pfizer ở Michigan sáng sớm ngày 13-12, giờ địa phương
- Ảnh: REUTERS

5. 6 người thử nghiệm vắc xin của Pfizer đã tử vong, sự thật ra sao?

Người dân đi qua bảng hiệu quảng cáo vắc xin của Hãng Pfizer - Ảnh: AFP

Trong khi loại vắc xin của Pfizer/BioNTech được một số quốc gia phê duyệt cho tiêm chủng thì giới không thích tiêm vắc xin lại dựa trên thông tin có 6 người chết để biện hộ cho lập luận của mình.

Theo Đài LCI ngày 12-12, nhiều người phản đối tiêm vắc xin đã lên mạng để nhấn like với các thông tin liên quan 6 ca tử vong trong thử nghiệm vắc xin của Hãng Pfizer (Mỹ) phối hợp với BioNTech (Đức).

"6 ca tử vong trong cuộc thử nghiệm vắc xin của Hãng Pfizer", đó là thông tin nhận được nhiều bình luận của nhóm phản đối vắc xin và đa phần thể hiện sự lo lắng hoặc tức giận.

"Tôi quả thật sợ đây chỉ là khởi đầu của một cuộc tàn sát", một người dùng trên mạng bình luận.

Quả thật, theo một tài liệu do Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công bố ngày 9-12, có 6 người đã chết trong các cuộc thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm khổng lồ Pfizer và đối tác BioNTech phát triển. Nhưng số tử vong trên nằm trong các thử nghiệm có khoảng 44.000 người tham gia, tức tỉ lệ chỉ vào khoảng 0,01%.

Theo báo cáo, trong số những người chết, 4 người được sử dụng giả dược (tức không liên quan gì đến vắc xin) và 2 người còn lại được tiêm vắc xin.

Trích từ báo cáo của FDA liên quan số ca tử vong trong thử nghiệm vắc xin của Hãng Pfizer/BioNTech (tô màu xanh)

Một trong 2 bệnh nhân (được tiêm vắc xin và đều trên 55 tuổi) đã tử vong bị béo phì và xơ vữa động mạch. Người này tử vong 3 ngày sau khi tiêm liều đầu tiên. Người thứ hai bị ngừng tim 62 ngày sau khi tiêm liều thứ hai.

Tài liệu cũng nói rằng trong số những người tử vong được dùng giả dược, 2 người chết vì đau tim và đột quỵ. Nguyên nhân cái chết của 2 người còn lại đang được điều tra làm rõ.

Ngoài ra, báo cáo nói rằng trong số 6 người đã tử vong trong các cuộc thử nghiệm, có 3 người trên 55 tuổi.

>>> Xem thêm

back-to-top.png