Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 07/01/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 07/01/2021

CDEXIM tổng hơp Tin tức liên quan đến Khẩu trang Y tế ngày 07/01/2021, giúp các bạn có những thông tin mới nhất và chính xác nhất từ các nguồn thông tin uy tín

>>> Có thể bạn quan tâm: Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động KZ0101 [130 cái/phút]


1. Việt Nam: Ca bệnh 1505 nhập cảnh phát hiện mắc Covid-19 sau 20 ngày

Chiều 6/1, Việt Nam ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc cả nước lên 1.505 bệnh nhân.

1.505 bệnh nhân

Bệnh nhân 1505 là nữ, 26 tuổi, có địa chỉ tại phường Vĩnh Tân, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An.

Ngày 16/12/2020, bệnh nhân trên từ Pháp nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN5010, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Bình Dương.

Kết quả xét nghiệm lần 3 ngày 5/1, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.

Trước đó trên chuyến bay VN5010 đã ghi nhận 8 ca mắc Covid-19, được cách ly ngay tại Bình Dương.

Nguồn: Vietnamnet

2. Mỹ: Người nhiễm COVID-19 tăng cao, Los Angeles phải lựa bệnh nhân để cứu

Các nhân viên xe cứu thương ở thành phố Los Angeles (LA), bang California được yêu cầu không vận chuyển các bệnh nhân có cơ hội sống sót thấp đến bệnh viện trong bối cảnh ca bệnh COVID-19 tăng cao mà nguồn lực y tế có hạn.

yêu cầu không vận chuyển các bệnh nhân có cơ hội sống sót thấp đến bệnh viện

Tại thành phố Los Angeles, các bệnh viện chật kín người phải từ chối tiếp nhận xe cấp cứu. Ngày 6-1, các bác sĩ bệnh viện cũng được chỉ đạo không tiếp nhận bệnh nhân ngừng tim là người lớn nếu họ không thể hồi sức tại hiện trường.

Cơ quan Dịch vụ Y tế khẩn cấp (EMS) của thành phố cũng chỉ thị cho các đội xe cứu thương tiết kiệm nguồn cung oxy bằng cách chỉ dùng cho các bệnh nhận thực sự nghiêm trọng.

Người đứng đầu EMS LA là Marianne Gausche-Hill nói với đài CBS rằng bác sĩ "không từ bỏ việc hồi sức" cho bệnh nhân, nhưng vận chuyển những bệnh nhân nặng, không hồi sức được có thể "ảnh hưởng đến bệnh viện".

Bang California ban đầu được khen ngợi vì cách xử lý đại dịch hồi tháng 3 nhưng giờ đang quay cuồng trong số bệnh nhân COVID-19 ngày càng tăng. Số ca tử vong cũng lên tới 4.000 ca chỉ trong 2 tuần qua.

Trong tuần gần nhất, bang California cũng ghi nhận số ca bệnh mới nhiều hơn gấp đôi bất kỳ bang nào khác, tạo áp lực lớn lên cơ quan y tế.

"Nhiều bệnh viện đã đến mức khủng hoảng và phải đưa ra những quyết định rất khó khăn về việc chăm sóc bệnh nhân", Christina Ghaly, người đứng đầu sở y tế Los Angeles cho biết.

Các nhân viên cứu hỏa được tập huấn để làm được việc như nhân viên y tế tạm thời trong các bệnh viện, trong khi kỹ sư quân đội được điều động để quản lý hệ thống cung cấp oxy đang thiếu hụt tại 6 bệnh viện tại LA.

Số ca bệnh và tử vong do COVID-19 cũng tăng cao trên toàn nước Mỹ. Trong 24 giờ vừa qua, nước Mỹ ghi nhận 3.936 ca tử vong do đại dịch, tiếp tục lập kỷ lục buồn, theo số liệu từ đại học Johns Hopkins.

Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới cũng ghi nhận thêm hơn 250.000 ca mắc mới tính đến 20h30 tối ngày 5-1 (giờ địa phương). Con số này nâng tổng số ca bệnh đã ghi nhận ở nước Mỹ lên 21 triệu ca.

Mọi hi vọng đang đổ dồn vào chiến dịch tiêm chủng đại trà và hơn 17 triệu liều vắc xin COVID-19 đã được chuyển đến các bệnh viện và nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, tính đến sáng thứ 3 (6-1), có chưa đến 5 triệu liều được sử dụng, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

3. Trung Quốc: Thành phố 11 triệu dân ở chuyển sang 'trạng thái thời chiến' vì ổ dịch

Mười tuyến đường cao tốc nối thành phố Thạch Gia Trang và một bến xe đã bị phong tỏa ngay sau khi xuất hiện hàng chục ca lây nhiễm trong cộng đồng. Thủ phủ 11 triệu dân của tỉnh Hà Bắc được chuyển sang 'trạng thái thời chiến'.

Các tuyến đường cao tốc nối Thạch Gia Trang với Bắc Kinh đã bị cảnh sát phong tỏa sáng 6-1
- Ảnh: Global Times

Trong thông báo ngày 6-1, Ủy ban Y tế tỉnh Hà Bắc xác nhận chỉ tính riêng ngày 5-1 đã ghi nhận 63 ca mắc COVID-19 mới tại tỉnh này, trong đó có 20 ca lây nhiễm trong cộng đồng, 43 ca còn lại được xếp vào dạng dương tính không biểu hiện triệu chứng theo cách phân loại của Trung Quốc.

Thành phố Thạch Gia Trang chiếm 19/20 ca nhiễm trong cộng đồng và 41/43 ca dương tính không triệu chứng của tỉnh Hà Bắc. Đây là các ca nhiễm trong cộng đồng đầu tiên tại thành phố này kể từ tháng 6-2020. Trường hợp còn lại ghi nhận ở thành phố Hình Đài, nơi cách Bắc Kinh khoảng 300km.

Điều tra dịch tễ học cho thấy phần lớn người nhiễm tập trung tại làng Xiaoguozhuang của Thạch Gia Trang. Các ca nhiễm bệnh và F1, F2 đã tham gia nhiều hoạt động đông người trong làng, trong đó có một đám cưới, theo báo South China Morning Post.

Trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được ghi nhận là một phụ nữ 61 tuổi. Bà này được xác nhận dương tính với virus corona chủng mới gây dịch COVID-19 hôm 2-1, nhưng nhà chức trách vẫn chưa truy ra được nguồn gốc lây nhiễm.

Hiện toàn bộ làng Xiaoguozhuang đã bị phong tỏa "nội bất xuất ngoại bất nhập" và được dán nhãn cảnh báo là vùng có nguy cơ lây nhiễm cao. Toàn bộ 40.000 dân trong làng đã được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

4. Tổng giám đốc WHO: Trung Quốc không cấp thị thực cho nhóm điều tra virus corona đi Vũ Hán

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết Trung Quốc đã từ chối không cho các thành viên trong nhóm điều tra quốc tế của WHO tới Vũ Hán để tìm hiểu nguồn gốc đại dịch COVID-19.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: REUTERS

Theo báo The Age (Úc), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết hai thành viên trong nhóm điều tra quốc tế đã rời nước họ tới Vũ Hán theo thỏa thuận đã nhất trí trước đó với Trung Quốc, tuy nhiên họ vừa vỡ lẽ là Bắc Kinh đã không cấp phép để nhóm điều tra được nhập cảnh Trung Quốc.

"Tôi rất thất vọng với thông tin này khi biết rằng hai thành viên đã bắt đầu chuyến đi của họ và những người khác đã không thể khởi hành vào phút chót", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tại buổi họp báo ở Geneva ngày 5-1.

"Tôi đã liên lạc với các quan chức cao cấp Trung Quốc và một lần nữa nói rõ rằng sứ mệnh này (điều tra nguồn gốc virus - PV) là ưu tiên của WHO và nhóm quốc tế", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tiếp. "Chúng tôi rất nóng lòng muốn thực hiện sứ mệnh này càng sớm càng tốt", ông nói thêm.

Đây là một trong những chỉ trích công khai hiếm hoi của Tổng giám đốc WHO với cách xử lý của Trung Quốc liên quan tới công tác của phái đoàn điều tra quốc tế do WHO điều phối.

Tổng giám đốc WHO nói ông "đảm bảo là phía Trung Quốc đang đẩy nhanh các thủ tục trong nước để có thể triển khai sớm nhất có thể" công tác điều tra. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa rõ khi nào nhóm điều tra quốc tế sẽ được nhập cảnh Trung Quốc.

Tiến sĩ Michael Ryan của WHO cho biết các viên chức điều tra đã không được thông qua thủ tục thị thực. Ngoài ra, một viên chức bị đưa trở lại nhà và một người khác đang ở tạm nước thứ ba trong lúc chờ Trung Quốc cấp phép nhập cảnh.

"Chúng tôi tin tưởng và hi vọng đây chỉ là vấn đề hành chính quan liêu cũng như công tác hậu cần và sẽ được giải quyết nhanh chóng", ông Michael Ryan nói.

"Điều này thật mệt mỏi, và như Tổng giám đốc WHO đã nói, điều này thật đáng thất vọng. Chúng tôi tin tưởng có thể giải quyết những vấn đề này trong vài giờ tới và có thể bắt đầu lại việc điều động nhóm điều tra khẩn trương nhất có thể", ông Ryan tiếp.

Úc đã đề xuất mở cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch corona tại cuộc họp của Đại hội đồng Y tế thế giới trong tháng 5. Cho tới nay đề xuất của Úc đã nhận được sự ủng hộ của 137 quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc.

Theo Tuổi Trẻ Online

5. Trung Quốc lên tiếng vụ chưa cho phái đoàn WHO đến điều tra nguồn gốc Covid-19

Trung Quốc tuyên bố nhà chức trách y tế nước này chưa sẵn sàng đón đoàn chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19.

Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 6/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho hay, nhà chức trách nước này vẫn đang chuẩn bị cho chuyến công tác của 10 chuyên gia WHO.

Cảnh sát và các nhân viên an ninh mặc đồ bảo hộ chống dịch
tại một chốt kiểm soát giao thông ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Theo báo RT, phái đoàn quốc tế dự kiến đến thành phố Vũ Hán, Trung Quốc đầu tháng 1 này để truy tìm các dấu vết về nguồn gốc của virus corona chủng mới. Song, họ không được Bắc Kinh cấp thị thực.

"Trung Quốc vẫn đang khắc phục các khó khăn, đẩy nhanh công tác chuẩn bị nội bộ và cố gắng hết sức để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm chuyên gia quốc tế đến xúc tiến hợp tác truy vết nguồn gốc đại dịch. Để đảm bảo quá trình làm việc của nhóm chuyên gia quốc tế tại Trung Quốc diễn ra suôn sẻ, chúng tôi cần phải thực hiện các thủ tục cần thiết và các sắp xếp cụ thể có liên quan”, bà Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định, Bắc Kinh luôn có thái độ cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm trong việc thúc đẩy nghiên cứu làm rõ nguồn gốc virus và trước đây từng mời WHO cử đại diện đến đại lục. Theo quan chức này, các chuyên gia Trung Quốc thường xuyên chia sẻ bằng chứng cũng như giữ liên lạc với các cơ quan quốc tế, bao gồm cả WHO.

Lời giải thích của Bắc Kinh được đưa ra sau khi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 5/1 bày tỏ "rất thất vọng" khi hay tin Trung Quốc không cho phép 2 chuyên gia đầu tiên thuộc nhóm điều tra quốc tế nhập cảnh.

Nguồn:Tuổi Trẻ Online


Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

back-to-top.png