Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 06/08/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 06/08/2021

1. Chạy xe máy từ miền Nam về Tây Bắc, nhiều người dương tính với SARS-CoV-2

Tỉnh Lào Cai và Yên Bái vừa ghi nhận thêm 7 ca dương tính với SARS-CoV-2, là công nhân di chuyển từ Bình Dương về quê bằng xe máy.

Cuối ngày 5/8, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID -19 tỉnh Lào Cai cho biết, địa phương này vừa ghi nhận thêm 6 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Những người này vừa từ Bình Dương trở về bằng xe máy  có địa chỉ thường trú tại các xã Thái Niên, Phong Niên (huyện Bảo Thắng) và xã Tả Ngải Chồ (huyện Mường Khương).

Trước đó, khi di chuyển đến Yên Bái, 6 người được tỉnh này bố trí xe chở thẳng về khu cách ly tại Trung đoàn 254 ở xã Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 

Ngành y tế tỉnh Lào Cai đưa ra nhận định ban đầu nguồn lây nhiễm của các trường hợp trên là từ Bình Dương. Hiện, cơ quan chức năng đã chuyển 6 bệnh nhân về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai để điều trị.

Từ ngày 1/8 đến 5/8, Lào Cai ghi nhận 17 ca bệnh từ vùng dịch về, hầu hết tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân.

Dự báo thời gian tới, địa phương còn tiếp nhận thêm các công dân từ vùng dịch về, nguy cơ tiếp tục xuất hiện những ca bệnh mới, do vậy Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các địa phương nắm bắt thường xuyên tình hình biến động lượng người từ vùng dịch trở về. Các Sở, ngành liên quan cần có phương án truy vết, khai báo y tế trên toàn tỉnh.

Lào Cai cũng trưng dụng một số khu cách ly tại các huyện trở thành khu cách ly của tỉnh; đầu tư trang thiết bị phục vụ việc xét nghiệm, điều trị, vật tư, sinh phẩm, đồ bảo hộ, vaccine.

Chạy xe máy từ miền Nam về Tây Bắc, nhiều người dương tính với SARS-CoV-2 - Ảnh 2.

Rất đông người dân ở các tỉnh phía Bắc đi xe máy từ các tỉnh phía Nam như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương để trở về quê do dịch bệnh kéo dài.

Tại tỉnh Yên Bái cũng vừa ghi nhận trường hợp F1 là nam (sinh năm 1985, chồng của bệnh nhân số 176.626) có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2.

Trước đó, ngày 30/7, người này cùng vợ là bệnh nhân số 176.626 (quê ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) di chuyển bằng xe máy từ tỉnh Bình Dương về Yên Bái.

Đến khoảng 15h ngày 3/8, hai vợ chồng đến chốt kiểm dịch Ngòi Sen, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái đã được đưa đi cách ly tập trung ngay và tại đây được lấy mẫu xét nghiệm.

Hiện tại cả hai vợ chồng bệnh nhân này được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi tỉnh Yên Bái, sức khỏe ổn định, không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng.

Cùng với Lào Cai và Yên Bái, các tỉnh Tây Bắc đã phát đi thông báo các trường hợp người dân về từ miền Nam và các vùng dịch phải chủ động liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ quan y tế trước khi về và ngay sau khi về địa phương để được hỗ trợ, hướng dẫn.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Thọ cho biết, địa phương này đang tiếp nhận 4 trường hợp đi xe máy từ tỉnh Bình Dương về quê Lào Cai, khi đi qua địa bàn xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa ngày 1/8 thì bị tai nạn.

Tại hiện trường, qua test nhanh kháng nguyên 3/4 người có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện nay, các trường hợp trên đã được chuyển về trung tâm cách ly tập trung của tỉnh Phú Thọ để cách ly, theo dõi và điều trị.

Theo Suckhoedoisong.vn

2. NÓNG: Từ 0h đêm nay, TP. Hải Dương nhà cách ly với nhà

Từ 0h ngày 6/8/2021, TP. Hải Dương thực hiện nhà cách ly với nhà; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng...

Như Báo Sức khỏe và Đời sống đã đưa tin, ngày hôm nay trên địa bàn TP. Hải Dương ghi nhận 3 trường hợp mắc COVID-19, gồm 2 ca bệnh (vợ chồng) trú tại phường Tân Bình và 1 công dân trú tại phường Tứ Minh. Đáng chú ý, 3 bệnh nhân này có người làm công nhân tại công ty và có trường hợp công tác tại UBND phường.

Liên quan đến sự việc trên, tối nay (5/8) Chủ tịch UBN TP. Hải Dương ban hành Quyết định về việc áp dụng bổ sung các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành từ 0h ngày 6/8/2021 cho đến khi có thông báo mới.

Cụ thể: Yêu cầu người dân TP. Hải Dương ở tại nhà; không ra ngoài đường từ 22h đêm hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Chỉ ra ngoài khi có việc cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động,… thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế.

NÓNG: Từ 0h đêm nay, TP. Hải Dương nhà cách ly với nhà - Ảnh 3.

Phòng công chứng số 1 tỉnh Hải Dương tạm thời dừng hoạt động do liên quan đến bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: Đ.Tùy

Thực hiện nhà cách ly với nhà; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng. Tạm dừng tất cả các cuộc họp chưa cần thiết tại các cơ quan, đơn vị, công sở. Trường hợp đặc biệt theo quyết định của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh và thành phố.

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn hạn chế tối đa làm việc có tiếp xúc trực tiếp; bố trí làm việc trực tuyến hoặc đến làm việc không quá 50% số người trong một phòng (đối với phòng có 2 người trở lên). Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch.

Đóng cửa, tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ các trường hợp sau: Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho nhân dân trên địa bàn;

Cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; cở sở dịch vụ khám chữa bệnh (trừ cơ sở khám chữa tai mũi họng, răng hàm mặt tư nhân), ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.

Các cơ sở được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu phải đáp ứng điều kiện phòng chống dịch theo quy định và chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng; yêu cầu kiểm soát toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QRCode và ghi chép, lưu sổ theo quy định. Tạm dừng hoạt động của Bộ phận một cửa thành phố và các phường, xã.

Các nhà máy, cơ sở sản xuất trong và ngoài khu/cụm công nghiệp đảm bảo thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch của thành phố; chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công tác phòng chống dịch của đơn vị…. Không để công nhân, người lao động từ xã, phường, thị trấn có dịch vào làm việc; trường hợp đã vào doanh nghiệp phải bố trí nơi ăn, nghỉ, sinh hoạt và sản xuất tại chỗ, không cho trở về địa phương đến khi thành phố thay đổi biện pháp phòng chống dịch.

Theo Giadinh.net.vn

3. Nghệ An ghi nhận 4 trường hợp mới dương tính với SARS-CoV-2

Tất cả 4 trường hợp này đều là F1 và đã được cách ly từ trước.

Tối 5/8, ông Nguyễn Văn Định - Giám đốc CDC Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua (từ 07h00 đến 19h00 ngày 05/8), Nghệ An ghi nhận 04 trường hợp là F1 dương tính với SARS-CoV-2. 

Nghệ An ghi nhận 4 trường hợp dương tính mới SARS-CoV-2 - Ảnh 2.

Cơ quan chức năng lấy mẫu người dân ở huyện Quỳnh Lưu liên quan đến ổ dịch BVĐK Minh An.

Cả 4 bệnh nhân này đều trú xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) là F1 của BN H.T.Q.C đã được công bố trước đó.

Như vậy, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 314 BN mắc COVID-19 ở 18 địa phương. Liên quan đến ổ dịch BVĐK Minh An từ ngày 26/7 đến nay đã có 78 ca mắc tại 2 huyện/thị, trong đó: Quỳnh Lưu: 69 ca (tại 10 xã); thị xã Hoàng Mai: 09 ca (tại 02 xã).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An cũng cho biết, liên quan đến các ca bệnh từ các tỉnh phía Nam về Nghệ An tính từ đầu mùa dịch đến nay ghi nhận 74 ca, trong đó: 27 ca về từ TP HCM; 37 ca về từ Bình Dương; 01 ca về từ Đồng Nai; 09 lái xe đường dài đi ngang qua (Cần Thơ: 02, TP HCM: 01, Kon Tum: 01, Bình Định: 01, Đà Nẵng: 01, Quãng Ngãi: 02, Thừa Thiên Huế: 01)

Theo Giadinh.net.vn

 

4. 4 bệnh viện là trung tâm hồi sức tích cực vùng của Hà Nội phải chuẩn bị ngay oxy, khí nén, nhân lực

Bộ Y tế yêu cầu 4 bệnh viện được giao là trung tâm hồi sức tích cực vùng của Hà Nội phải chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống oxy, khí nén.., cử nhân lực đến thực hành tại các trung tâm hồi sức tích cực Quốc gia để có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân nặng.

Tiêm chủng vaccine COVID-19 phải đúng đối tượng, quy trình và tiến độ

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban An toàn Tiêm chủng Quốc gia cùng đoàn kiểm tra của Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19, đảm bảo năng lực hồi sức tích cực cho bệnh nhân COVID-19 và đảm bảo an toàn tiêm chủng tại BVĐK Xanh Pôn chiều ngày 5/8.

Tại BV, đoàn đã kiểm tra công tác tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng vaccine COVID-19 với các nội dung đã được quy định tại Bộ Tiêu chí đánh giá cơ sở an toàn tiêm chủng. 

Bên cạnh đó đoàn cũng nghe BV báo cáo về công tác phòng chống dịch COVID-19, việc củng cố công tác này của bệnh viện khi có sự thay đổi về lãnh đạo.

 

4 bệnh viện là Trung tâm hồi sức tích cực vùng của Hà Nội phải chuẩn bị ngay oxy, khí nén, nhân lực - Ảnh 1.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cùng đoàn kiểm tra của Cục Quản lý khám chữa bệnh kiểm tra công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng vaccine COVID-19, năng lực hồi sức... tại BVĐK Xanh Pôn

Hiện BV đã thực hiện làm việc theo kíp từ 7-10 ngày tại chỗ; Bố trí khu điều trị độc lập dự phòng tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp; Công tác xét nghiệm cho cán bộ y tế, bệnh nhân, người chăm sóc được thực hiện thường xuyên….

Để đẩy nhanh công tác tiêm chủng trên diện rộng vừa đảm bảo an toàn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề nghị BV phát huy vai trò là bệnh viện đầu ngành của Y tế thủ đô, ngoài việc thực hiện công tác tiêm chủng phải thực hiện công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến trong công tác tiêm chủng cho tuyến dưới giúp Sở Y tế Hà Nội. 

"Việc đảm bảo công tác tiêm chúng đúng đối tượng, đúng quy trình, đúng tiến độ"- Cục trưởng Lương Ngọc Khuê lưu ý.

Rà soát toàn bộ khả năng thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19; đánh giá năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực

Đối với việc đảm bảo năng lực hồi sức tích cực, theo Quyết định 3616/QĐ-BYT phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng", BVĐK Xanh Pôn là một trong 4 BV của Thủ đô Hà Nội được Bộ Y tế chỉ định là BV được đầu tư, nâng cấp, thành lập trung tâm Hồi sức tích cực vùng.  

Do đó, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, đề nghị BV phải xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực, bổ sung củng cố đội ngũ cán bộ; tăng cường đào tạo, thực hành về sử dụng máy thở, ECMO, lọc máu….

Trước đó, Cục quản lý Khám chữa bệnh đã có Công văn số 928/KCB-QLCL&ĐT gửi Sở Y tế Hà Nội đề nghị tăng cường chuẩn bị đối phó điều trị COVID-19 trên địa bài TP Hà Nội.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề nghị Sở Y tế Hà Nội tổng rà soát lại toàn bộ thực trạng và khả năng thu dung, điều trị ca bệnh COVID-19 trên địa bàn Hà Nội. Đánh giá năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực của các bệnh viện trực thuộc.

4 bệnh viện là Trung tâm hồi sức tích cực vùng của Hà Nội phải chuẩn bị ngay oxy, khí nén, nhân lực - Ảnh 2.

Bộ Y tế yêu cầu 4 bệnh viện được giao là Trung tâm hồi sức tích cực vùng của Hà Nội phải chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống oxy, khí nén... và nhân lực. Ảnh minh hoạ

Xác định khả năng đáp ứng kịch bản 100, 200, 300… ca mắc trong một ngày và ngưỡng tối đa đáp ứng được của hệ thống y tế Hà Nội.

Phân tầng điều trị cho các cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế thành 3 tầng. Chủ động mở rộng các cơ sở thu dung thuộc tầng 1 theo phân tầng trong tháp điều trị COVID-19.

Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc và trên địa bàn Hà Nội (cả tư nhân, bệnh viện thuộc Bộ, ngành khác…) triển khai ngay các nhiệm vụ trong Đề án ban hành theo Quyết định số 3616/QĐ-BYT; lập danh sách cử người đến đào tạo, tập huấn và thực hành tại các trung tâm hồi sức tích cực.

Chỉ đạo 4 bệnh viện được giao là trung tâm hồi sức tích cực vùng gồm BVĐK Xanh Pôn, BV Thanh Nhàn, BVĐK Đức Giang và BVĐK Hà Đông phải chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống oxy, khí nén… và cử nhân lực chuyên ngành hồi sức, truyền nhiễm… đến đào tạo, tập huấn và thực hành tại các Trung tâm hồi sức tích cực Quốc gia để có kinh nghiệm điều trị các ca bệnh nặng.

Xây dựng kế hoạch phối hợp toàn diện giữa các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội với các bệnh viện có trung tâm hồi sức tích cực quốc gia, kết nối Telehealth để tư vấn, hội chẩn cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị, chuyển viện phù hợp, kịp thời.

Cùng ngày, Đoàn Kiểm tra của Bộ Y tế còn đi kiểm tra công tác phòng chống dịch và an toàn tiêm chủng tại BV Hữu nghị và BV ĐK Hồng Ngọc với mục tiêu đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng

Theo Suckhoedoisong.vn


   Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

 

back-to-top.png