Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 06/07/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 06/07/2021

1. PGS.TS Trần Đắc Phu: Có giấy xét nghiệm COVID-19 vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K

Sau khi xét nghiệm, người dân không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, vẫn có khả năng nhiễm SARS-CoV-2 như bình thường

Trước tình trạng một số người dân có kết quả xét nghiệm COVID-19 nhưng chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch, bên lề cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19 với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, ngày 6/7, PGS.TS Trần Đắc Phu, Chuyên gia cố vấn ở Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam đã trao đổi với báo chí về vấn đề này; đồng thời khẳng định, dù có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K.

Sau khi xét nghiệm, người dân không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, vẫn có khả năng nhiễm SARS-CoV-2 như bình thường

Giấy xét nghiệm COVID-19 có giá trị chứng nhận, tại thời điểm thực hiện xét nghiệm, người được xét nghiệm cơ bản không nhiễm SARS-CoV-2.

Đồng thời còn khẳng định, họ không phải là nguồn bệnh lây sang người khác. Nói là cơ bản xác định bởi, với trường hợp mới mắc COVID-19 trong 1-2 ngày đầu, việc xét nghiệm chưa thể phát hiện ra ngay. Chưa kể những trường hợp làm giả, giấy xét nghiệm hoàn toàn không có giá trị.

anh phu

Theo PGS. TS Trần Đắc Phu

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Giấy xét nghiệm này chỉ có giá trị về mặt thời điểm, bởi sau khi xét nghiệm, người dân không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, vẫn có khả năng nhiễm SARS-CoV-2 như bình thường và trở thành nguồn lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.

"Do vậy, sau khi thực hiện xét nghiệm, điều quan trọng nhất, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm mọi biện pháp phòng bệnh"- Chuyên gia Trần Đắc Phu lưu ý.

Đặc biệt, với hoạt động đi lại, lưu thông đường dài, dù có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K. Trong đó, các biện pháp quan trọng nhất là thường xuyên đeo khẩu trang, không tụ tập đông người và chủ động khai báo y tế. Đến nay, khi dịch đã lây lan trong cộng đồng, bất kỳ ai cũng có thể là F0.

Do vậy, trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, việc hạn chế tiếp xúc đông người không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn hạn chế lây nhiễm ra cộng đồng. Đối với việc khai báo y tế, trong trường hợp người dân có tiếp xúc với F0, các lực lượng sẽ ngay lập tức truy vết, khoanh vùng, dập dịch kịp thời.

Các lực lượng chức năng không nên vì giấy xét nghiệm âm tính mà chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp giám sát y tế

Trả lời câu hỏi, trước tình trạng một số người có kết quả xét nghiệm COVID-19 chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch, ông khuyến cáo những giải pháp cần thiết gì để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển của người dân và hoạt động giao thương giữa các địa phương? PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh:

Trong bối cảnh giãn cách xã hội mà vẫn tập trung đông người khi tiêm chủng hay lấy mẫu xét nghiệm là không ổn. Trên thực tế, hiện đã có tình trạng người lái xe xếp hàng, tập trung đông người để lấy mẫu xét nghiệm, khai báo y tế...; tạo thành nguy cơ lây nhiễm giữa lái xe này với lái xe khác nếu chẳng may có ca F0.

Để đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cần sự vào cuộc, kiểm tra và giám sát của chính quyền, các lực lượng chức năng để tổ chức đúng kỹ thuật, đúng quy định phòng, chống dịch.

"Theo tôi, giấy xét nghiệm COVID-19 chỉ có tác dụng chứng nhận ở thời điểm đó, bạn có mắc COVID-19 hay không, như đã trao đổi. Tuy nhiên, nếu người dân không thực hiện biện pháp phòng dịch tốt, nguy cơ trở thành F0 luôn thường trực"- PGS.TS Trần Đắc Phu nói

Các lực lượng chức năng không nên vì giấy xét nghiệm âm tính mà chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp giám sát y tế.

Trong 72 giờ sau khi có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, trong hành trình di chuyển, người có giấy chứng nhận tham gia các phương tiện giao thông vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế, để hạn chế lây nhiễm.

Theo Suckhoedoisong.vn

2. TP.HCM: 2 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đã hồi phục tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Ngày 6/7, Bệnh viện Chợ Rẫy thông tin về quá trình điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 diễn tiến nguy kịch, phải đặt ECMO (tim phổi nhân tạo) để duy trì sự sống.

Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân nam 45 tuổi tên H.C.C (BN11630). Đây là bệnh nhân có thể trạng béo phì (cân nặng 140kg), tăng huyết áp.

TP.HCM: 2 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đã hồi phục tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh 2.

BN11630 đã tỉnh táo, vận động được tại giường, ăn uống qua miệng. Ảnh: BVCC

Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi từ ngày 21/6 với chẩn đoán viêm phổi nặng, ARDS do SARS-CoV-2, tổn thương thận cấp. Bệnh nhân bị tổn thương phổi nặng, suy hô hấp phải đặt nội khí quản, thở máy, trụy tim mạch... 

Trước những diễn tiến nguy kịch của bệnh nhân, ê-kíp bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành hội chẩn và lập tức đến Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi thực hiện đặt ECMO cấp cứu cho bệnh nhân trong đêm 22/6. Sau đó, bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị.

Sau một tuần được hồi sức tích cực với lọc máu hấp phụ, sử dụng thuốc nâng huyết áp, kháng đông tích cực, IVIG, corticoid, ECMO và vật lý trị liệu, bệnh nhân đã dần bình phục. 

Đến ngày 28/6, bệnh nhân đã cai được ECMO, cai máy thở, rút nội khí quản và chuyển qua thở oxy dòng cao (HFNC).

Đến thời điểm hiện tại, ngày 6/7, bệnh nhân đã tỉnh táo, vận động được tại giường, ăn uống qua miệng. Dù bệnh nhân vẫn còn phải thở oxy dòng cao do phổi còn hạn chế vì thể trạng béo phì, tuy nhiên tình trạng sức khỏe đang cải thiện dần.

TP.HCM: 2 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đã hồi phục tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh 3.

Bệnh nhân N.T.X hiện tại tỉnh táo, sinh hiệu ổn định, thở oxy qua cannula mũi, tự ăn uống và sinh hoạt tại giường. Ảnh: BVCC

Trường hợp thứ hai là một bệnh nhân nữ 44 tuổi tên N.T.X, với tiền căn là phẫu thuật bướu giáp, tăng huyết áp.

Bệnh nhân được xác định mắc COVID-19 vào ngày 14/6, nhập viện điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) từ ngày 22/6 đến ngày 26/6 với tình trạng diễn tiến tổn thương phổi rất nặng, phải đặt nội khí quản, thở máy xâm lấn và lọc máu liên tục.

Đến ngày 27/6, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có tình trạng tràn khí màng phổi phải. Sau đó, bệnh nhân được dẫn lưu khí màng phổi, tuy nhiên oxy máu giảm nặng dù đã được cho thở máy chức năng cao. Ngay lập tức, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã sang Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để thực hiện ECMO cấp cứu và chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Chợ Rẫy lúc 22h30 ngày 27/6 để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Sau 5 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy với ECMO, thở máy bảo vệ phổi, lọc máu hấp phụ, kháng đông tích cực, Corticoid, dinh dưỡng và vật lý trị liệu hô hấp, tình trạng của bệnh nhân đã được cải thiện, cai ECMO, ngưng thở máy, rút nội khí quản và chuyển qua thở oxy dòng cao ngày 1/7.

Bệnh nhân được chuyển ra khỏi phòng hồi sức vào ngày 4/7 và đến thời điểm hiện tại, ngày 6/7, bệnh nhân tỉnh táo, sinh hiệu ổn định, thở oxy qua cannula mũi, tự ăn uống và sinh hoạt tại giường.

Theo Giadinh.net.vn

3. Khánh Hòa: Chủ động xét nghiệm COVID-19 ở chợ, dừng hoạt động vận chuyển hành khách để chống dịch

Trước nguy cơ lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng, tỉnh Khánh Hòa xác định chủ động xét nghiệm ở các chợ truyền thống là biện pháp cấp thiết để phòng, chống dịch bệnh.

BS Tôn Thất Toàn, Phó GĐ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa cho biết, đến ngày ngày 6/7, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận tổng cộng 31 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, hiện đang điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa.

Trong tổng số 31 ca thì có đến 27 ca dương tính mới với SARS-CoV-2 liên quan đến BN 17725, từng đến cảng Hòn Rớ mua cá từ 18/6-26/6. Sau đó đi bán ở nhiều chợ. Vậy nên ngành y tế Khánh Hòa đã thần tốc khoanh vùng nguy cơ ở các chợ.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thống nhất triển khai tầm soát, xét nghiệm chủ động bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho các đối tượng tại các khu vực theo cấp độ nguy cơ rất cao đến nguy cơ cao. Trước mắt triển khai ngay tại các chợ truyền thống, các khu vực có quyết định cách ly y tế.

                 Đẩy mạnh xét nghiệm ở Khánh Hòa

Đối với việc kiểm soát người từ các tỉnh, thành phố có dịch đến, về Khánh Hòa phải có giấy xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2. Trường hợp không xuất trình được giấy xét nghiệm thì phải xét nghiệm nhanh tại chốt kiểm soát và chi phí xét nghiệm do tổ chức, cá nhân tự chi trả.

Trước nguy cơ cao của dịch bệnh, tỉnh Khánh Hòa cũng thống nhất cho ngành y tế địa phương này được thực hiện xét nghiệm PCR cho tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xét nghiệm tự nguyện. Đây được xem là biện pháp phát hiện và ngăn chặn sớm các mầm bệnh trọng cộng đồng lây lan ra.

Lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa cho biết: Nhu cầu xét nghiệm COVID-19 của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa rất lớn.

Đến nay các nhân viên xét nghiệm đã tỏa xuống các địa bàn để lấy mẫu. Xét nghiệm gộp mẫu là phương pháp tốt, Khánh Hòa triển khai rất mạnh. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa mỗi ngày khoảng 1.200 mẫu. Nếu vận hành tối đa công suất có thể xét nghiệm lên đến 2.500 mẫu mỗi ngày.

         

         Dừng các hoạt động vận tải hành khách ở Khánh Hòa để chống dịch

Từ ngày 6/7 Khánh Hòa tạm dừng toàn bộ hoạt động vận chuyển hành khách liên tỉnh đường bộ (gồm: xe tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch) từ tỉnh Khánh Hoà đi, đến cáctỉnh, thành phố và ngược lại.

Trừ các trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ, xe chở bệnh nhân, xe vận chuyển phục vụ phòng chống dịch và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hoá.

Đối với xe tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt thì được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo phương tiện chở tối đa không quá chở quá 50% sức chứa và không quá 20 người/chuyến, ngồi xen kẽ, ngồi cách hàng ghế và thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải; thực hiện nghiêm thông điệp “5K” của Bộ Y tế gồm: khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế...

Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật, về việc triển khai, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định tại đơn vị và vận chuyển hành khách.

Ghi chép đầy đủ thông tin hành khách, cung cấp đầy đủ thông tin khách cho bến xe hàng ngày khi xe chuẩn bị xuất bến và đến bến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin hành khách cho các cơ quan chức năng thực hiện truy vết trong công tác, phòng chống dịch COVID-19.

Theo Suckhoedoisong.vn


  Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

 

back-to-top.png