Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 09/03/2023

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 09/03/2023

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.986 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.489 ca nhiễm).

Ngày 7/3: Ca COVID-19 mới tăng mạnh - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tạiV iệt Nam thời gian qua.

Tình hình điều trị COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.614.802 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 3 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 2 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1 ca

- Thở máy không xâm lấn: 0 ca

- Thở máy xâm lấn: 0 ca

- ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Ngày 06/3 ghi nhận 0 ca tử vong.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine COVID-19

Trong ngày 06/3 có 21.167 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.440.739 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.936.649 liều: Mũi 1 là 71.082.987 liều; Mũi 2 là 68.707.909 liều; Mũi bổ sung là 14.534.367 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.981.975 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.629.411 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.894.808 liều: Mũi 1 là 9.127.824 liều; Mũi 2 là 8.957.355 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.809.629 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.609.282 liều: Mũi 1 là 10.282.500 liều; Mũi 2 là 8.326.782 liều.

Tạm dừng công bố bản tin dịch COVID-19 do Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh gặp lỗi hỏng server

Bộ Y tế chiều 6/3 thông tin, bản tin tình hình dịch COVID-19 trong ngày đã phải tạm dừng công bố do Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 gặp lỗi hỏng server nên không cung cấp được số liệu của ngày 6/3. 

Bộ Y tế cũng cho biết sẽ cung cấp lại bản tin tình hình dịch COVID-19 hàng ngày khi hệ thống được khôi phục hoạt động bình thường.

Số liệu dịch tễ mới nhất về COVID-19 là ngày 5/3 cả nước chỉ ghi nhận 4 ca mắc COVID-19. Đây là ngày có số mắc mới thấp nhất tính từ ngày 27/2.

Kể từ đầu dịch đến ngày 5/3, Việt Nam có 11.526.966 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.489 ca nhiễm).

Sáng 7/3: Thông tin mới nhất về dịch COVID-19 ở nước ta - Ảnh 2.

Việt Nam hiện đã tiêm hơn 266,4 triệu liều vaccine COVID-19, tuy nhiên còn nhiều địa phương tiêm thấp mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên và tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Ảnh: Trần Minh

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi là 10.614.790 ca. Trong số các trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 4 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 3 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 1 ca. Con số này tăng nhẹ so với những ngày trước đó.

Hiện đã tròn 66 ngày liên tục Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

Số mũi tiêm vaccine COVID-19 trong ngày tăng cao

Theo thống kê của cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế, tổng số mũi tiêm vaccine COVID-19 ở nước ta tính đến nay là  266.440.739 mũi.

Số mũi tiêm thực hiện trong ngày 6/3 là 21.167 mũi tiêm tại 25 tỉnh, trong đó 13.039 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 8.128 mũi tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Con số này tăng mạnh so với 3-4 ngày trước đó.

Nhóm từ 18 tuổi trở lên:

- Tiêm mũi 3: Tổng số có 51.981.975 mũi tiêm (81,5%) trong ngày có 22 tỉnh triển khai với 4.474 người được tiêm

  • 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (63,6%); Bình Định (64,6%); Phú Yên (63,2%); Đồng Nai (53,9%); Đồng Tháp (60,7%).
  • 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (100%); Sóc Trăng (100,4%).

- Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.629.411 mũi tiêm (88%), trong ngày có 23 tỉnh triển khai với 7.830 người được tiêm

Nhóm từ 12-17 tuổi: Số tiêm mũi 3 có 5.809.629 mũi tiêm (69,1%)

  • 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú Yên (48,6%); Bình Thuận (44,1%); TP. HCM (36,4%); Đồng Nai (43,1%).
  • 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).

Nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.609.282 mũi tiêm:

 

- Mũi 1: 10.282.500 mũi tiêm (93%)

  • 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,6%); Quảng Trị (79,2%); Đà Nẵng (68,5%); TP HCM  (64,7%), Bà Rịa - Vũng Tàu (73,5%)

- Mũi 2: 8.326.782 mũi tiêm (75,3%)

  • 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (56,2%); Đà Nẵng (37%); Quảng Nam (49,4%); TP HCM (41,2%), Bà Rịa - Vũng Tàu (45,9%).

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 150 ca mắc sốt xuất huyết

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội, trong tuần từ ngày 24/2 - 3/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận 10 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 54,5% so với tuần trước đó), không có ổ dịch mới phát sinh. Cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội ghi nhận 150 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 16,7 lần so với cùng kỳ năm 2022).

Cùng đó, trong tuần qua cũng có thêm 24 ca mắc tay chân miệng (giảm 32% so với tuần trước đó). Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 80 ca mắc tay chân miệng.

CDC Hà Nội cho hay, dự báo trong thời gian tới có thể vẫn sẽ tiếp tục ghi nhận ca bệnh truyền nhiễm tại các quận, huyện, thị xã. Do đó, các đơn vị cần tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân tại cộng đồng và các cơ sở y tế đã được phân cấp.


back-to-top.png